Tài sản bị tịch thu là tang vật, vật chứng thì cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đối với tài sản đó?

Cho anh hỏi, trong đợt làm nhiệm vụ vừa rôi bên anh có tịch thu một lô xe do buôn lậu ma túy. Bây giờ bên anh phải xử lý tài sản bị tịch thu này như thế nào theo quy định pháp luật? (bao gồm xe vận chuyển và ma túy).

Tài sản bị tịch thu là tang vật, vật chứng thì cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đối với tài sản đó?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:

"Điều 5. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân) được quy định như sau:
1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:
a) Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) ra quyết định tịch thu.
b) Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.
2. Đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao, Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi là Phòng Tài chính Kế hoạch) là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao.
3. Đối với vật chứng vụ án do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định tịch thu, cơ quan đã ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
..."

Theo đó, đối với tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền thì:

- Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao;

- Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi là Phòng Tài chính Kế hoạch) là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao.

Tài sản bị tịch thu là tang vật, vật chứng thì cơ quan có thẩm quyền nào có trách nhiệm quản lý đối với tài sản đó?

Tài sản bị tịch thu là tang vật, vật chứng thì cơ quan có thẩm quyền nào có trách nhiệm quản lý đối với tài sản đó? (Hình từ Internet)

Hình thức xử lý đối với các loại tài sản bị tịch thu là tang vật, vật chứng như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.

Tài sản bị tịch thu là tang vật, vật chứng được xác định là thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Căn cứ Điều 18 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý đối với cái loại tài sản bị tịch thu như sau:

"Điều 18. Trình tự, thủ tục lập và trình phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
c) Hình thức xử lý phù hợp với từng loại tài sản:
..
- Bán (đấu giá, bán chỉ định, niêm yết giá) theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Riêng đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng (thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản, hàng hóa dễ cháy, nổ, hàng thực phẩm đã qua chế biến nhưng hạn sử dụng còn dưới 30 ngày, động vật rừng hoang dã đã chết nhưng không thuộc đối tượng phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật...); tài sản là hàng hóa cồng kềnh, có trọng lượng lớn được chuyên chở trên các phương tiện giao thông đường thủy, đường biển mà việc bốc dỡ tốn kém, chi phí lớn; tài sản là vật tư, hàng hóa cấm nhập khẩu buộc phải tái xuất mà chi có một tổ chức kinh tế có chức năng tái xuất đối với vật tư, hàng hóa đó, thì được bán chỉ định hoặc niêm yết giá;
- Tiêu hủy đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nhưng không thể xử lý theo hình thức bán; tài sản không còn khả năng sử dụng hoặc tài sản thuộc danh Mục cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông theo quy định của pháp luật gồm: Văn hóa phẩm độc hại, ma túy, hàng giả, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã đã chết và các tài sản khác buộc phải tiêu hủy. Trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định xử lý;
...."

Như vậy đối với tài sản bị tịch thu là phương tiện vận chuyển ma túy thì cơ quan có thẩm quyền có xử lý theo hình thức bán (đấu giá, bán chỉ định, niêm yết giá) theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

Đối với tài sản bị tịch thu thuộc danh mục hàng hóa bị cấm như ma túy thì sẽ xử lý bằng hình thức tiêu hủy.

Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản bị tịch thu thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản như sau:

"Điều 19. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
...
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý theo hình thức giao, Điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc Điều chuyển giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản quy định tại điểm a Khoản này.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản đối với các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.
..."

Theo đó, tùy vào loại tài sản bị tịch thu là gì mà người có thẩm quyền phê duyệt sẽ khác nhau.

Đối với tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu thì những người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản gồm:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

13,196 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào