Tài sản bảo đảm của bên bảo đảm là di sản thừa kế thì bên nhận bảo đảm có trách nhiệm thông báo cho người hưởng di sản thừa kế về việc xử lý tài sản bảo đảm không?
- Quy định chung về việc xử lý tài sản được quy định như thế nào?
- Thời hạn thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự được quy định ra sao?
- Tài sản bảo đảm của bên bảo đảm là di sản thừa kế thì bên nhận bảo đảm có trách nhiệm thông báo cho người hưởng di sản thừa kế về việc xử lý tài sản bảo đảm không?
Quy định chung về việc xử lý tài sản được quy định như thế nào?
Quy định chung về việc xử lý tài sản được quy định như thế nào?
(hình ảnh từ Internet)
Tại Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản bảo đảm như sau:
(1) Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của pháp luật.
- Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.
(2) Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.
(3) Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.
(4) Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
Thời hạn thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự được quy định ra sao?
Theo quy đinh khoản 4 Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn thông báo xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
....
4. Thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này.
Theo đó, thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.
Trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
- Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Trường hợp tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP:
Giao tài sản bảo đảm, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
...
3. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì bên nhận bảo đảm được bán theo giá tại thị trường giao dịch chứng khoán hoặc tại sàn giao dịch liên quan khác nhưng phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) biết trước khi bán.
Tài sản bảo đảm của bên bảo đảm là di sản thừa kế thì bên nhận bảo đảm có trách nhiệm thông báo cho người hưởng di sản thừa kế về việc xử lý tài sản bảo đảm không?
Căn cứ Điều 50 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải quyết trường hợp bên bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm là cá nhân chết hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết
Trường hợp bên bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm là cá nhân chết hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết thì việc thực hiện nghĩa vụ và xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác đã được xác lập trước thời điểm bên bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm chết hoặc trước thời điểm bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết.
Trường hợp xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho người này theo địa chỉ được xác định như thông báo cho bên bảo đảm quy định tại Điều 51 Nghị định này.
Trường hợp chưa xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm mà nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, trong trường hợp tài sản dùng để thực hiện biện pháp bảo đảm của chủ thế đã chết được để lại cho người hưởng di sản thì người nhận bảo đảm có trách nhiệm thông báo cho người nhận di sản về việc xử lý tài sản bảo đảm.
Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp, chị nợ có vay tiền bạn và thế chấp bằng quyền sử dụng đất, sau khi chị ấy mất có để lại di chúc chia một phần mảnh đất đó cho con trai.
Do đó, trong trường hợp này, bạn cần thông báo cho con trai chị ấy trước khi tiến hành xử lý tài sản bảm đảm là mảnh đất trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.