Tài nguyên mỏ sa khoáng vàng được phân chia thành bao nhiêu nhóm? Cơ sở phân cấp tài nguyên mỏ sa khoáng vàng được quy định như thế nào?
- Tài nguyên mỏ sa khoáng vàng được phân chia thành bao nhiêu nhóm?
- Cơ sở phân cấp tài nguyên mỏ sa khoáng vàng được quy định như thế nào?
- Tài nguyên mỏ sa khoáng vàng được phân chia thành bao nhiêu nhóm mỏ thăm dò?
- Tài nguyên mỏ sa khoáng vàng để được xếp thành nhóm mỏ rất phức tạp thì phải có những điều kiện nào?
Tài nguyên mỏ sa khoáng vàng được phân chia thành bao nhiêu nhóm?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan ban hành kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BTNMT quy định về phân nhóm trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan như sau:
Phân nhóm trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan
1. Tài nguyên các mỏ sa khoáng được phân thành hai nhóm:
a. Nhóm tài nguyên xác định;
b. Nhóm tài nguyên dự báo.
2. Nhóm tài nguyên xác định được phân thành hai loại: trữ lượng và tài nguyên.
Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên mỏ sa khoáng vàng được phân chia thành hai nhóm: nhóm tài nguyên xác định (trong đó nhóm tài nguyên xác định được chia thành hai loại: trữ lượng và tài nguyên) và nhóm tài nguyên dự báo.
Tài nguyên mỏ sa khoáng vàng (Hình từ Internet)
Cơ sở phân cấp tài nguyên mỏ sa khoáng vàng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan ban hành kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BTNMT quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan như sau:
Phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan
1. Cơ sở phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng
a. Mức độ nghiên cứu địa chất, bao gồm: chắc chắn, tin cậy, dự tính và dự báo;
b. Mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ, bao gồm: dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu khả thi), báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu tiền khả thi) và nghiên cứu khái quát;
c. Mức độ hiệu quả kinh tế, bao gồm: có hiệu quả kinh tế, có tiềm năng hiệu quả kinh tế và chưa rõ hiệu quả kinh tế.
2. Phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng
a. Trữ lượng các mỏ sa khoáng được phân thành ba cấp: 111, 121 và 122;
b. Tài nguyên các mỏ sa khoáng được phân thành sáu cấp: 211, 221, 222, 331, 332 và 333;
c. Tài nguyên dự báo các mỏ sa khoáng được phân thành hai cấp: 334a và 334b.
3. Cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng được mã hóa như sau:
a. Chữ số đầu thể hiện mức độ hiệu quả kinh tế: số 1 - có hiệu quả kinh tế; số 2 - có tiềm năng hiệu quả kinh tế; số 3 - chưa rõ hiệu quả kinh tế;
b. Chữ số thứ hai thể hiện mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ: số 1 - có dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ; số 2 - có báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ; số 3 - nghiên cứu khái quát;
c. Chữ số thứ ba thể hiện mức độ tin cậy nghiên cứu địa chất: số 1 - chắc chắn; số 2 - tin cậy; số 3 - dự tính; số 4 - dự báo. Đối với mức dự báo phân thành hai phụ mức: suy đoán (ký hiệu là a) và phỏng đoán (ký hiệu là b).
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ sở phân cấp tài nguyên mỏ sa khoáng vàng được quy định như sau:
- Mức độ nghiên cứu địa chất, bao gồm: chắc chắn, tin cậy, dự tính và dự báo;
- Mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ, bao gồm: dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu khả thi), báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu tiền khả thi) và nghiên cứu khái quát;
- Mức độ hiệu quả kinh tế, bao gồm: có hiệu quả kinh tế, có tiềm năng hiệu quả kinh tế và chưa rõ hiệu quả kinh tế.
Tài nguyên mỏ sa khoáng vàng được phân chia thành bao nhiêu nhóm mỏ thăm dò?
Căn cứ tại Điều 15 Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan ban hành kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BTNMT quy định về phân chia nhóm mỏ thăm dò như sau:
Phân chia nhóm mỏ thăm dò
1. Nhóm mỏ đơn giản (I).
2. Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II).
3. Nhóm mỏ phức tạp (III).
4. Nhóm mỏ rất phức tạp (IV)
Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên mỏ sa khoáng vàng được phân chia thành 04 nhóm thăm dò: Nhóm mỏ đơn giản; nhóm mỏ tương đối phức tạp; nhóm mỏ phức tạp; nhóm mỏ rất phức tạp.
Tài nguyên mỏ sa khoáng vàng để được xếp thành nhóm mỏ rất phức tạp thì phải có những điều kiện nào?
Căn cứ tại Điều 16 Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan ban hành kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BTNMT quy định về điều kiện xếp nhóm mỏ thăm dò như sau:
Điều kiện xếp nhóm mỏ thăm dò
…
4. Nhóm mỏ rất phức tạp (IV)
Gồm các sa khoáng nhỏ và rất nhỏ có cấu trúc địa chất đặc biệt phức tạp. Trên bình đồ thân quặng có hình dạng rất phức tạp với hệ số biến đổi chu vi (µ) lớn hơn 1,8; hệ số biến đổi chiều dày (Vm) trên 150%; hệ số biến đổi hàm lượng (Vc) các thành phần có ích trên 150% và hệ số chứa quặng (Kp) dưới 0,4. Trong ranh giới công nghiệp của sa khoáng thường có một lượng đáng kể các khoảnh quặng nghèo hoặc đá kẹp.
Bề mặt đáy sa khoáng lồi lõm phức tạp và một phần đáng kể thành phần có ích nằm trong các khe nứt, hang hốc, hố sụt ở đáy sa khoáng.
Như vậy, theo quy định trên thì Tài nguyên mỏ sa khoáng vàng để được xếp thành nhóm mỏ rất phức tạp thì có điều kiện sau:
- Các sa khoáng nhỏ và rất nhỏ có cấu trúc địa chất đặc biệt phức tạp;
- Bình đồ thân quặng có hình dạng rất phức tạp với hệ số biến đổi chu vi (µ) lớn hơn 1,8;
- Số biến đổi chiều dày (Vm) trên 150%;
- Số biến đổi hàm lượng (Vc) các thành phần có ích trên 150% và hệ số chứa quặng (Kp) dưới 0,4;
- Ranh giới công nghiệp của sa khoáng thường có một lượng đáng kể các khoảnh quặng nghèo hoặc đá kẹp.
- Mặt đáy sa khoáng lồi lõm phức tạp và một phần đáng kể thành phần có ích nằm trong các khe nứt, hang hốc, hố sụt ở đáy sa khoáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.