Tài nguyên mỏ quặng sắt được phân chia thành bao nhiêu nhóm? Cơ sở phân cấp tài nguyên mỏ quặng sắt có quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì tài nguyên mỏ quặng sắt được phân chia thành bao nhiêu nhóm? Cơ sở phân cấp tài nguyên mỏ quặng sắt có quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Quang Nhật đến từ Sóc Trăng.

Tài nguyên mỏ quặng sắt được phân chia thành bao nhiêu nhóm?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 33/2010/TT-BTNMT, có quy định về phân nhóm trữ lượng và tài nguyên các mỏ quặng sắt như sau:

Phân nhóm trữ lượng và tài nguyên các mỏ quặng sắt
1. Tài nguyên các mỏ quặng sắt được phân thành hai nhóm
a) Nhóm tài nguyên xác định;
b) Nhóm tài nguyên dự báo.
2. Nhóm tài nguyên xác định được phân thành hai loại: trữ lượng và tài nguyên.

Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên mỏ quặng sắt được phân chia thành 2 nhóm là nhóm tài nguyên xác định (trong nhóm tài nguyên xác định được chia thành 2 loại là loại trữ lượng và tài nguyên) và nhóm tài nguyên dự báo.

Mỏ quặng sắt

Mỏ quặng sắt (Hình từ Internet)

Cơ sở phân cấp tài nguyên mỏ quặng sắt có quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 33/2010/TT-BTNMT, có quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ quặng sắt như sau:

Phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ quặng sắt
1. Cơ sở phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ quặng sắt
a) Mức độ nghiên cứu địa chất, bao gồm: chắc chắn, tin cậy, dự tính và dự báo;
b) Mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ, bao gồm: dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu khả thi), báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu tiền khả thi) và nghiên cứu khái quát;
c) Mức độ hiệu quả kinh tế, bao gồm: có hiệu quả kinh tế, có tiềm năng hiệu quả kinh tế và chưa rõ hiệu quả kinh tế.
2. Phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ quặng sắt
a) Tài nguyên xác định các mỏ quặng sắt được phân thành ba cấp trữ lượng: 111, 121 và 122 và sáu cấp tài nguyên: 211, 221, 222, 331, 332 và 333;
b) Tài nguyên dự báo các mỏ quặng sắt được phân thành hai cấp: 334a và 334b.
3. Cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ quặng sắt được mã hóa như sau:
a) Chữ số đầu thể hiện mức độ hiệu quả kinh tế: số 1 – có hiệu quả kinh tế; số 2 – có tiềm năng hiệu quả kinh tế; số 3- chưa rõ hiệu quả kinh tế;
b) Chữ số thứ hai thể hiện mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ: số 1- có dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ; số 2 – có báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ; số 3 – nghiên cứu khái quát;
c) Chữ số thứ ba thể hiện mức độ tin cậy nghiên cứu địa chất; số 1 – chắc chắn; số 2 – tin cậy; số 3 – dự tính; số 4 – dự báo.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở phân cấp tài nguyên mỏ quặng sắt có quy định như sau:

- Mức độ nghiên cứu địa chất, bao gồm: chắc chắn, tin cậy, dự tính và dự báo;

- Mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ, bao gồm: dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu khả thi), báo cáo đầu tư xây dựng công trình mỏ (nghiên cứu tiền khả thi) và nghiên cứu khái quát;

- Mức độ hiệu quả kinh tế, bao gồm: có hiệu quả kinh tế, có tiềm năng hiệu quả kinh tế và chưa rõ hiệu quả kinh tế.

Tài nguyên mỏ quặng sắt được phân chia thành bao nhiêu nhóm mỏ thăm dò?

Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 33/2010/TT-BTNMT, có quy định về phân chia nhóm mỏ thăm dò như sau:

Phân chia nhóm mỏ thăm dò
1. Nhóm mỏ đơn giản (I)
2. Nhóm mỏ phức tạp (II)
3. Nhóm mỏ rất phức tạp (III).

Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên mỏ quặng sắt được phân chia thành 03 nhóm mỏ thăm dò: nhóm mỏ đơn giản; nhóm mỏ phức tạp; nhóm mỏ rất phức tạp.

Tài nguyên mỏ quặng sắt để được xếp thành nhóm mỏ phức tạp thì phải có những điều kiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 33/2010/TT-BTNMT, có quy định điều kiện xếp nhóm mỏ thăm dò như sau:

Điều kiện xếp nhóm mỏ thăm dò
2. Nhóm mỏ phức tạp (II)
Gồm những mỏ hoặc khoảnh mỏ có cấu trúc địa chất phức tạp với các thân quặng dạng vỉa, thấu kính lớn; các dạng thấu kính, dạng ổ, cột, ống; hệ số chứa quặng sản phẩm thay đổi từ 0,6 đến 0,8 và hình dạng phức tạp; hệ số biến đổi chu vi thay đổi từ 1,4 đến 1,8; chiều dày không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày thay đổi từ trên 40% đến 100%; hàm lượng các thành phần có ích và có hại chính phân bố không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng thay đổi từ trên 40% đến 100%.

Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên mỏ quặng sắt để được xếp thành nhóm mỏ phức tạp thì phải có những điều kiện là

- Những mỏ hoặc khoảnh mỏ có cấu trúc địa chất phức tạp với các thân quặng dạng vỉa, thấu kính lớn; các dạng thấu kính, dạng ổ, cột, ống;

- Hệ số chứa quặng sản phẩm thay đổi từ 0,6 đến 0,8 và hình dạng phức tạp; hệ số biến đổi chu vi thay đổi từ 1,4 đến 1,8;

- Chiều dày không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày thay đổi từ trên 40% đến 100%;

- Hàm lượng các thành phần có ích và có hại chính phân bố không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng thay đổi từ trên 40% đến 100%.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,536 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào