Tài nguyên khoáng sản apatit được phân chia thành bao nhiêu nhóm? Gia công mẫu tài nguyên khoáng sản apatit có yêu cầu như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì tài nguyên khoáng sản apatit được phân chia thành bao nhiêu nhóm? Gia công mẫu tài nguyên khoáng sản apatit có yêu cầu như thế nào? Câu hỏi của anh Nhật Minh đến từ Đồng Tháp.

Tài nguyên khoáng sản apatit được phân chia thành bao nhiêu nhóm?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 74/2015/TT-BTNMT, có quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên như sau:

Phân cấp trữ lượng và tài nguyên
1. Tài nguyên khoáng sản quặng apatit được phân làm 02 nhóm;
a) Tài nguyên xác định;
b) Tài nguyên dự báo.
2. Nhóm tài nguyên xác định phân thành 2 loại: trữ lượng và tài nguyên
a) Loại trữ lượng được phân thành 2 cấp, gồm: cấp trữ lượng 121 và cấp trữ lượng 122;
b) Loại tài nguyên được phân thành 3 cấp, gồm: cấp tài nguyên 221; cấp tài nguyên 222 và cấp tài nguyên 333.
3. Nhóm tài nguyên dự báo phân thành 2 cấp, gồm: cấp tài nguyên 334a và cấp tài nguyên 334b.
4. Bảng phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản apatit quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên khoáng sản apatit được phân chia thành 02 nhóm là nhóm tài nguyên xác định (được phân chia thành 2 loại: trữ lượng và tài nguyên) và nhóm tài nguyên dự báo.

Khoáng sản apatit

Tài nguyên khoáng sản apatit được phân chia thành bao nhiêu nhóm? (Hình từ Internet)

Gia công mẫu tài nguyên khoáng sản apatit có yêu cầu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 74/2015/TT-BTNMT, có quy định yêu cầu về gia công mẫu như sau:

Yêu cầu về gia công mẫu
1. Toàn bộ mẫu được đập, nghiền đến cỡ hạt có kích thước nhỏ hơn 0,1mm, việc gia công và rút gọn tiếp theo được thực hiện theo sơ đồ gia công cho từng mỏ.
2. Chất lượng gia công mẫu phải được kiểm tra một cách có hệ thống ở tất cả các công đoạn, phải kiểm tra sự tuân thủ sơ đồ gia công mẫu. Tất cả mẫu hóa cơ bản trước khi phân tích đều phải gia công đến cỡ hạt 0,074mm.

Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên khoáng sản apatit được gia công mẫu theo yêu cầu sau:

- Toàn bộ mẫu được đập, nghiền đến cỡ hạt có kích thước nhỏ hơn 0,1mm, việc gia công và rút gọn tiếp theo được thực hiện theo sơ đồ gia công cho từng mỏ.

- Chất lượng gia công mẫu phải được kiểm tra một cách có hệ thống ở tất cả các công đoạn, phải kiểm tra sự tuân thủ sơ đồ gia công mẫu. Tất cả mẫu hóa cơ bản trước khi phân tích đều phải gia công đến cỡ hạt 0,074mm.

Bản đồ địa hình thăm dò tài nguyên khoáng sản apatit có tỷ lệ là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 74/2015/TT-BTNMT, có quy định yêu cầu về cơ sở địa hình và công trình trắc địa như sau:

Yêu cầu về cơ sở địa hình và công tác trắc địa
1. Diện tích thăm dò phải thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng theo yêu cầu của công tác thăm dò. Bản đồ địa hình phải được thành lập theo quy định hiện hành về công tác trắc địa trong thăm dò khoáng sản. Tỷ lệ bản đồ địa hình từ 1/5.000 đến 1/1.000, tùy thuộc vào cấu trúc địa chất, quy mô thân quặng và mức độ phức tạp của địa hình.
2. Các công trình thăm dò, công trình khai thác (nếu có), điểm khép góc khu vực thăm dò đều phải xác định tọa độ, độ cao và phải liên hệ với mạng lưới tọa độ quốc gia theo quy định hiện hành về trắc địa - địa chất.

Như vậy, theo quy định trên thì bản đồ địa hình thăm dò tài nguyên khoáng sản apatit có tỷ lệ từ 1/5.000 đến 1/1.000, tùy thuộc vào cấu trúc địa chất, quy mô thân quặng và mức độ phức tạp của địa hình.

Đo vẽ địa chất thăm dò khoáng sản apatit có yêu cầu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 74/2015/TT-BTNM, có quy định yêu cầu về đo vẽ địa chất như sau:

Yêu cầu về đo vẽ địa chất
1. Công tác đo vẽ địa chất trong thăm dò khoáng sản apatit thực hiện ở tỷ lệ từ 1/5.000 đến 1/1.000, tùy thuộc vào kích thước các thân quặng và mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ.
2. Bản đồ địa chất phải làm rõ các đặc điểm về cấu tạo địa chất mỏ, đặc điểm phân bố của các thành tạo trầm tích, biến chất, magma, các nếp uốn, đứt gãy phá hủy kiến tạo, các thân quặng có trong khu thăm dò; có cơ sở đánh giá về đặc điểm phân bố, điều kiện thành tạo quặng, mối quan hệ của thân quặng với đá vây quanh và cấu trúc địa chất chính.

Như vậy, theo quy định trên thì đo vẽ địa chất thăm dò khoáng sản apatit có yêu cầu như sau:

- Công tác đo vẽ địa chất trong thăm dò khoáng sản apatit thực hiện ở tỷ lệ từ 1/5.000 đến 1/1.000, tùy thuộc vào kích thước các thân quặng và mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ;

- Bản đồ địa chất phải làm rõ các đặc điểm về cấu tạo địa chất mỏ, đặc điểm phân bố của các thành tạo trầm tích, biến chất, magma, các nếp uốn, đứt gãy phá hủy kiến tạo, các thân quặng có trong khu thăm dò; có cơ sở đánh giá về đặc điểm phân bố, điều kiện thành tạo quặng, mối quan hệ của thân quặng với đá vây quanh và cấu trúc địa chất chính.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,456 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào