Tài nguyên du lịch là gì? Tổ chức không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thì có bị phạt không?
- Tài nguyên du lịch là gì?
- Tổ chức không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thì có bị phạt không?
- Thời hiệu xử phạt đối với tổ chức không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch là bao lâu?
Tài nguyên du lịch là gì?
Tài nguyên du lịch được giải thích theo khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 như sau:
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
Theo đó, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
Tài nguyên du lịch là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thì có bị phạt không?
Mức phạt đối với tổ chức không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch được quy định tại điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 16 Nghị định 45/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về quản lý điểm du lịch, khu du lịch
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng các biện pháp cản trở việc tham quan của khách du lịch ở những nơi được phép vào tham quan theo quy định;
b) Không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch theo quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 4 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm i và điểm k khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch đối với hành vi quy định tại điểm l khoản 4 Điều này.
Và căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
...
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, tổ chức không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Và tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi này.
Thời hiệu xử phạt đối với tổ chức không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt đối với tổ chức không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch được quy định tại Chương I Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt đối với tổ chức không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.