Tải mẫu nội quy công trường xây dựng? An toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp nhằm mục đích gì?
- Tải mẫu nội quy công trường xây dựng? An toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp nhằm mục đích gì?
- Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình thì người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư có trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường như thế nào?
Tải mẫu nội quy công trường xây dựng? An toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp nhằm mục đích gì?
Nội quy công trường xây dựng là tập hợp các quy định, quy tắc nhằm đảm bảo an toàn, trật tự và hiệu quả trong quá trình thi công xây dựng. Nội quy này được áp dụng cho tất cả các cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động trên công trường, bao gồm công nhân, kỹ sư, nhà thầu phụ, khách tham quan và các bên liên quan.
Đơn vị thi công có thể tham khảo mẫu nội quy công trường xây dựng tại đây: >>TẢI VỀ<<
(*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải mẫu nội quy công trường xây dựng? An toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
An toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp nhằm mục đích gì?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.
2. Quản lý thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan để việc thi công xây dựng công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra.
...
19. Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật có liên quan.
20. An toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo không gây thương tật, tử vong, không làm suy giảm sức khỏe đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.
21. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình.
...
Theo quy định, an toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo không gây thương tật, tử vong, không làm suy giảm sức khỏe đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Như vậy, an toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp nhằm mục đích không gây thương tật, tử vong, không làm suy giảm sức khỏe đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình thì người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư có trách nhiệm gì?
Căn cứ quy định tại khoản 17 Điều 14 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của chủ đầu tư
...
17. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn trong thi công xây dựng của các nhà thầu;
b) Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
c) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình.
Theo đó, khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình thì người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư có trách nhiệm tạm dừng hoặc đình chỉ thi công xây dựng công trình.
Trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường như thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường được quy định như sau:
Người lao động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng khi hoạt động trên công trường phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Thực hiện các trách nhiệm của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Báo cáo với người có thẩm quyền khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng.
- Từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động hoặc không được cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.
- Chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
- Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.