Tải mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất ở đâu? Cách viết mẫu đơn ly hôn thuận tình như thế nào?

Tải mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất ở đâu? Viết mẫu đơn ly hôn thuận tình như thế nào? Vợ chồng ly hôn thuận tình thì ai là người phải chịu án phí? Cha mẹ có buộc phải cấp dưỡng cho con cái khi không trực tiếp nuôi con không?

Tải mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất ở đâu? Viết mẫu đơn ly hôn thuận tình như thế nào?

Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thuận tình ly hôn là việc cả vợ chồng cùng tự nguyện yêu cầu ly hôn, đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Hiện tại, pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu đơn ly hôn thuận tình. Tuy nhiên, mẫu đơn ly hôn thuận tình được hiểu là mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Theo đó, có thể dựa trên Mẫu số 01-VDS (Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự) được ban hành tại Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP để soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình.

>>> Tham khảo mẫu đơn ly hôn thuận tình sau đây: TẢI VỀ

* Hướng dẫn điền mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất:

(1) Thông tin chung: Ghi chính xác thông tin của 02 vợ chồng khớp với sổ hộ khẩu hoặc khớp với thẻ căn cước công dân.

Trình bày chính xác toàn bộ thời gian, quá trình chung sống giữa hai vợ chồng, lý do dẫn đến ly hôn?

(2) Con cái: Nếu đã có con chung ghi đầy đủ thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và để nghị nuôi con... Nếu chưa có con chung ghi: Chưa có.

Nếu 02 vợ chồng đã thỏa thuận được việc nuôi con thì ghi nội dung thỏa thuận.

Nếu không thỏa thuận được việc nuôi con thì ghi: Hai bên không thỏa thuận được quyền nuôi con, đề nghị Tòa án căn cứ theo các quy định pháp lý hiện hành và phân chia quyền nuôi con và cấp dưỡng theo đúng quy định của pháp luật.

(3) Tài sản: Nếu có tài sản chung và yêu cầu Tòa án phân chia thì liệt kê toàn bộ thông tin về tài sản, trị giá thực tế, đề nghị phân chia. Nếu không có tài sản chung ghi: Không có.

Nếu không yêu cầu Tòa án phân chia thì ghi 02 bên tự thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án phân chia.

(4) Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ… và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn.

Nếu không có nợ chung ghi: Không có… Nếu có nợ chung nhưng không cần phân chia thì ghi: Nợ chung do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu Tòa án phân chia.

Tải mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất ở đâu? Cách viết mẫu đơn lý hôn thuận tình như thế nào?

Tải mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất ở đâu? Cách viết mẫu đơn lý hôn thuận tình như thế nào? (Hình từ Internet)

Vợ chồng ly hôn thuận tình thì ai là người phải chịu án phí?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP quy định nghĩa vụ chịu án phí trong trường hợp ly hôn thuận tình như sau:

Án phí trong giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình
1. Đương sự phải chịu án phí trong vụ án tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con theo quy định tại Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, trừ trường hợp tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
2. Trong vụ án ly hôn mà các bên đương sự thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì cần phân biệt như sau:
a) Trường hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thì các bên đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định);
b) Trường hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn tại phiên tòa sơ thẩm thì các bên đương sự phải chịu 100% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 50% mức án phí quy định).
3. Trường hợp trước khi mở phiên tòa, các bên đương sự tự nguyện ly hôn nhưng không thỏa thuận được về con chung và tài sản chung mà Tòa án xét xử và ra bản án sơ thẩm thì các đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định đối với yêu cầu xin ly hôn (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định); về quan hệ tài sản thì mức án phí mỗi bên phải chịu tương ứng với giá trị phần tài sản mà mỗi bên được chia theo quy định của pháp luật về án phí.

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng ly hôn thuận tình thì mức án phí phải chịu như sau:

(1) Trường hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thì các bên đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định);

(2) Trường hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn tại phiên tòa sơ thẩm thì các bên đương sự phải chịu 100% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 50% mức án phí quy định).

Cha mẹ có buộc phải cấp dưỡng cho con cái khi không trực tiếp nuôi con không?

Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, cha hoặc mẹ sau khi ly hôn không còn trực tiếp nuôi dưỡng con cái thì vẫn phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

576 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào