Tải mẫu đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản và mẫu sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản kinh doanh xuất bán lâm sản?
- Tải mẫu đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản và mẫu sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản kinh doanh xuất bán lâm sản?
- Những loại lâm sản nào phải xác nhận Bảng kê lâm sản?
- Khi nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm lâm, thủ tục xác nhận Bảng kê lâm sản được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Tải mẫu đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản và mẫu sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản kinh doanh xuất bán lâm sản?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Bảng kê lâm sản
...
7. Hồ sơ:
a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Bảng kê lâm sản được lập theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Bản sao Phương án khai thác theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Thông tư này đối với trường hợp đề nghị xác nhận sau khai thác;
d) Bản sao hồ sơ lâm sản nhập khẩu quy định tại Điều 16 Thông tư này đối với trường hợp chủ lâm sản nhập khẩu bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu;
đ) Bản sao hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch thu theo quy định tại Điều 17 Thông tư này đối với trường hợp chủ lâm sản mua trực tiếp từ cơ quan được giao xử lý tài sản, bán, chuyển giao quyền sở hữu lần kế tiếp;
e) Bản sao Bảng kê lâm sản mua bán, chuyển giao quyền sở hữu liền kề trước đó;
g) Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản đối với trường hợp xác nhận theo đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
h) Bản chính sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản là tổ chức, hộ kinh doanh xuất bán lâm sản theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp lâm sản là thực vật rừng. Bản chính Sổ theo dõi nuôi đối với chủ cơ sở nuôi động vật rừng xuất bán động vật rừng theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
...
Theo đó, mẫu đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản và mẫu sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản kinh doanh xuất bán lâm sản là các mẫu sau:
- Mẫu đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản đang được sử dụng hiện nay là mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản
- Mẫu sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản kinh doanh xuất bán lâm sản là mẫu 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản kinh doanh xuất bán lâm sản
Tải mẫu đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản và mẫu sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản kinh doanh xuất bán lâm sản? (Hình từ Internet)
Những loại lâm sản nào phải xác nhận Bảng kê lâm sản?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT) quy định những loại lâm sản nào phải xác nhận Bảng kê lâm sản, bao gồm:
(1) Gỗ loài thông thường khai thác từ rừng tự nhiên;
(2) Lâm sản sau xử lý tịch thu;
(3) Thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thực vật thuộc Phụ lục CITES;
(4) Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản;
(5) Lâm sản không thuộc các trường hợp quy định nêu trên theo đề nghị của chủ lâm sản.
Khi nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm lâm, thủ tục xác nhận Bảng kê lâm sản được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Trình tự thủ tục xác nhận Bảng kê lâm sản được quy định tại khoản 8 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Lưu ý: Trường hợp chủ lâm sản tạo mã phản hồi nhanh (QR) chứa đựng hồ sơ lâm sản trong Bảng kê lâm sản thì không phải nộp hồ sơ quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 7 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.
Bước 2: Trả lời tính hợp lệ của thành phần hồ sơ
Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền.
Bước 3: Xác nhận lâm sản
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận Bảng kê lâm sản; xác nhận lâm sản tồn trong Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với trường hợp quy định tại điểm h khoản 7 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT.
Trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo cho chủ lâm sản về việc xác minh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, Cơ quan Kiểm lâm sở tại tiến hành xác minh, lập Biên bản xác minh và hoàn thành xác nhận Bảng kê lâm sản; xác nhận lâm sản tồn vào Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản.
Trường hợp có nhiều nội dung phức tạp, việc xác minh và xác nhận được thực hiện không quá 07 ngày.
Trường hợp không xác nhận, Cư quan Kiểm lâm sở tại sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Xác nhận bảng kê lâm sản
Sau khi xác nhận Bảng kê lâm sản và xác nhận lâm sản tồn, Cơ quan Kiểm lâm sở tại trả bản chính Bảng kê lâm sản, Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản, Sổ theo dõi nuôi đã xác nhận cho chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.