Tải mẫu Biên bản kiểm tra chất lượng xây lắp công trình xây dựng ở đâu? Trình tự thanh tra, kiểm tra chất lượng xây lắp công trình xây dựng như thế nào?
Mẫu Biên bản kiểm tra chất lượng xây lắp công trình xây dựng mới nhất hiện nay?
Mẫu Biên bản kiểm tra chất lượng xây lắp công trình xây dựng mới nhất hiện nay sử dụng theo mẫu tại Phụ lục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:
Tải về mẫu Biên bản kiểm tra chất lượng xây lắp công trình xây dựng mới nhất hiện nay tại đây.
Kiểm tra chất lượng xây lắp công trình xây dựng (Hình từ Internet)
Các cơ quan quản lí xây dựng thực hiện chức năng quản lí chất lượng xây lắp công trình xây dựng như thế nào?
Các cơ quan quản lí xây dựng thực hiện chức năng quản lí chất lượng xây lắp công trình xây dựng được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:
Thanh tra, kiểm tra, giám định chất lượng xây lắp công trình ở cấp ngành - địa phương và cấp thống nhất quản lí nhà nước.
4.1. Các cơ quan quản lí xây dựng thực hiện chức năng quản lí chất lượng công trình như sau:
- Tổ chức thanh tra định kì hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu toàn diện hoặc một số mặt nhất định về quản lí kĩ thuật, an toàn lao động, phòng cháy, phòng nổ, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức kiểm tra đột xuất những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, xác định tình trạng và nguyên nhân của những vấn đề được kiểm tra. Kết quả kiểm tra lập thành văn bản theo mẫu biên bản kiểm tra (ở Phụ lục 1).
- Kịp thời tổ chức giám định những sự cố hư hỏng, có nguy cơ gây thiệt hại cho công trình, trong quá trình thi công hoặc sử dụng.
4.2. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng xây lắp công trình của cấp ngành -địa phương và cấp thống nhất quản lí chất lượng.
- Thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lí cấp dưới về các mặt tổ chức, thực hiện quản lí chất lượng.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật, các chế độ chính sách, các tiêu chuẩn về chất lượng công tác xây lắp và chất lượng công trình.
- Thanh tra kiểm tra việc thực hiện các giải pháp công nghệ, thiết kế đã được duyệt, các quy định có tính chất bắt buộc trong thi công.
- Kiểm tra, đánh giá, chứng nhận, chất lượng công tác xây lắp và công trình (phụ lục 2,3,4).
- Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về chất lượng.
- Tham gia Hội đồng nghiệm thu các cấp theo quy định về tổ chức Hội đồng nghiệm thu.
...
Theo quy định trên, các cơ quan quản lí xây dựng thực hiện chức năng quản lí chất lượng xây lắp công trình xây dựng như sau:
- Tổ chức thanh tra định kì hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu toàn diện hoặc một số mặt nhất định về quản lí kĩ thuật, an toàn lao động, phòng cháy, phòng nổ, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức kiểm tra đột xuất những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, xác định tình trạng và nguyên nhân của những vấn đề được kiểm tra. Kết quả kiểm tra lập thành văn bản theo mẫu biên bản kiểm tra (ở Phụ lục 1).
- Kịp thời tổ chức giám định những sự cố hư hỏng, có nguy cơ gây thiệt hại cho công trình, trong quá trình thi công hoặc sử dụng.
Trình tự thanh tra, kiểm tra chất lượng xây lắp công trình xây dựng được tiến hành như thế nào?
Trình tự thanh tra, kiểm tra chất lượng xây lắp công trình xây dựng được tiến hàn theo quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:
Thanh tra, kiểm tra, giám định chất lượng xây lắp công trình ở cấp ngành - địa phương và cấp thống nhất quản lí nhà nước.
...
4.3. Trình tự thanh tra, kiểm tra chất lượng xây lắp công trình được tiến hành như sau:
- Thông báo trước 15 ngày cho đơn vị được kiểm tra biết về yêu cầu, mục tiêu, quy chế thực hiện thanh tra, kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đột xuất thì không cần báo trước.
- Họp các bên liên quan thông báo yêu cầu, nội dung, thời hạn của đợt thanh tra.
- Tiến hành kiểm tra các khâu liên quan đến chất lượng. Tiến hành giám định để rút ra những thông số cần thiết. Đối chiếu các kết quả thu được với các hồ sơ kĩ thuật, các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành.
- Làm báo cáo thanh tra, kiểm tra, trong đó đưa ra kết luận. Trong trường hợp có vấn đề kĩ thuật phức tạp thì có thể tổ chức hội thảo kĩ thuật để có căn cứ đưa ra kết luận chính xác.
- Thông qua báo cáo kiểm tra và trình duyệt báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
- Công bố kết quả thanh tra, kiểm tra đến đơn vị được kiểm tra và các đơn vị liên quan.
Như vậy, trình tự thanh tra, kiểm tra chất lượng xây lắp công trình được tiến hành như sau:
- Thông báo trước 15 ngày cho đơn vị được kiểm tra biết về yêu cầu, mục tiêu, quy chế thực hiện thanh tra, kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đột xuất thì không cần báo trước.
- Họp các bên liên quan thông báo yêu cầu, nội dung, thời hạn của đợt thanh tra.
- Tiến hành kiểm tra các khâu liên quan đến chất lượng. Tiến hành giám định để rút ra những thông số cần thiết. Đối chiếu các kết quả thu được với các hồ sơ kĩ thuật, các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành.
- Làm báo cáo thanh tra, kiểm tra, trong đó đưa ra kết luận. Trong trường hợp có vấn đề kĩ thuật phức tạp thì có thể tổ chức hội thảo kĩ thuật để có căn cứ đưa ra kết luận chính xác.
- Thông qua báo cáo kiểm tra và trình duyệt báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
- Công bố kết quả thanh tra, kiểm tra đến đơn vị được kiểm tra và các đơn vị liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.