Tài liệu thử nghiệm xác định độ bền điện trong thời gian ngắn của vật liệu cách điện ở các tần số công nghiệp phải nêu được những điểm nào?

Cho tôi hỏi tài liệu thử nghiệm xác định độ bền điện trong thời gian ngắn của vật liệu cách điện ở các tần số công nghiệp phải nêu được những điểm nào? Việc thử nghiệm xác định độ bền điện của vật liệu cách điện phải được thực hiện bao nhiêu lần? Câu hỏi của anh T.N.T từ Long An.

Tài liệu thử nghiệm xác định độ bền điện trong thời gian ngắn của vật liệu cách điện ở các tần số công nghiệp phải nêu được những điểm nào?

Tài liệu thử nghiệm xác định độ bền điện được quy định tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9630-1:2013 (ISO 60243-1:1998) về Độ bền điện của vật liệu cách điện - Phương pháp thử - Phần 1: Thử nghiệm ở tần số công nghiệp như sau:

Quy trình
8.1. Tài liệu thử nghiệm phải nêu các điểm sau:
a) mẫu cần thử nghiệm;
b) phương pháp đo chiều dày mẫu (nếu không phải giá trị danh nghĩa);
c) xử lý hoặc ổn định bất kỳ trước thử nghiệm;
d) số lượng mẫu, nếu không phải là năm mẫu;
e) nhiệt độ thử nghiệm;
f) môi chất bao quanh;
g) các điện cực cần sử dụng;
h) chế độ tăng điện áp;
i) kết quả được ghi vào báo cáo là độ bền điện hay điện áp đánh thủng.
8.2. Điện cực phù hợp với Điều 4 phải được đặt vào mẫu theo cách tránh làm hư hại đến mẫu. Sử dụng thiết bị cung cấp điện áp phù hợp với Điều 7, điện áp đặt vào giữa các điện cực và được tăng lên theo 9.1 đến 9.5. Cần quan sát mẫu chịu phóng điện đánh thủng hay phóng điện bề mặt (xem Điều 10).

Như vậy, theo quy định, tài liệu thử nghiệm xác định độ bền điện trong thời gian ngắn của vật liệu cách điện ở các tần số công nghiệp phải nêu được các điểm sau:

(1) Mẫu cần thử nghiệm;

(2) Phương pháp đo chiều dày mẫu (nếu không phải giá trị danh nghĩa);

(3) Xử lý hoặc ổn định bất kỳ trước thử nghiệm;

(4) Số lượng mẫu, nếu không phải là năm mẫu;

(5) Nhiệt độ thử nghiệm;

(6) Môi chất bao quanh;

(7) Các điện cực cần sử dụng;

(8) Chế độ tăng điện áp;

(9) Kết quả được ghi vào báo cáo là độ bền điện hay điện áp đánh thủng.

Tài liệu thử nghiệm xác định độ bền điện trong thời gian ngắn của vật liệu cách điện ở các tần số công nghiệp phải nêu được những điểm nào?

Tài liệu thử nghiệm xác định độ bền điện trong thời gian ngắn của vật liệu cách điện ở các tần số công nghiệp phải nêu được những điểm nào? (Hình từ Internet)

Việc thử nghiệm xác định độ bền điện của vật liệu cách điện phải được thực hiện bao nhiêu lần?

Việc thử nghiệm xác định độ bền điện của vật liệu cách điện được quy định tại Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9630-1:2013 (ISO 60243-1:1998) về Độ bền điện của vật liệu cách điện - Phương pháp thử - Phần 1: Thử nghiệm ở tần số công nghiệp như sau:

Số lượng thử nghiệm
11.1. Nếu không có quy định khác, phải thực hiện năm thử nghiệm. Độ bền điện hoặc điện áp đánh thủng được xác định bằng trung bình các giá trị thử nghiệm đó. Nếu kết quả thử nghiệm bất kỳ lệch so với giá trị trung bình tính được quá 15 % thì thực hiện thêm năm thử nghiệm khác. Độ bền điện hoặc điện áp đánh thủng phải được xác định bằng giá trị trung bình của mười kết quả.
11.2. Trong trường hợp thử nghiệm được thử nghiệm cho mục đích không phải kiểm tra chất lượng thường xuyên thì cần một số lượng mẫu lớn hơn tùy thuộc vào sự thay đổi của vật liệu và phân tích thống kê cần áp dụng.
11.3. Xem Phụ lục A để xác định số lượng thử nghiệm cần thiết và giải thích số liệu đối với các thử nghiệm cho mục đích phải kiểm tra chất lượng thường xuyên.

Như vậy, nếu không có quy định khác thì việc thử nghiệm xác định độ bền điện của vật liệu cách điện phải thực hiện năm thử nghiệm.

Độ bền điện hoặc điện áp đánh thủng được xác định bằng trung bình các giá trị thử nghiệm đó.

Nếu kết quả thử nghiệm bất kỳ lệch so với giá trị trung bình tính được quá 15 % thì thực hiện thêm năm thử nghiệm khác.

Độ bền điện hoặc điện áp đánh thủng phải được xác định bằng giá trị trung bình của mười kết quả.

Báo cáo thử nghiệm xác định độ bền điện của vật liệu cách điện gồm những thông tin nào?

Báo cáo thử nghiệm được quy định tại Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9630-1:2013 (ISO 60243-1:1998) về Độ bền điện của vật liệu cách điện - Phương pháp thử - Phần 1: Thử nghiệm ở tần số công nghiệp như sau:

Báo cáo thử nghiệm
Nếu không có quy định khác, báo cáo thử nghiệm phải gồm các thông tin sau:
a) nhận dạng đầy đủ vật liệu cần thử nghiệm, mô tả mẫu và phương pháp chuẩn bị mẫu;
b) giá trị trung bình của các độ bền điện tính bằng kV/mm và/hoặc điện áp đánh thủng tính bằng kV;
c) độ dày của từng mẫu thử nghiệm (xem 4.4);
d) môi chất bao quanh trong quá trình thử nghiệm và đặc tính của chúng;
e) hệ thống điện cực;
f) chế độ đặt của điện áp và tần số;
g) các giá trị riêng rẽ của độ bền điện tính bằng kV/mm và hoặc điện áp đánh thủng tính bằng kV;
h) nhiệt độ, áp suất và độ ẩm trong quá trình thử nghiệm trong không khí hoặc các khí khác; hoặc nhiệt độ của môi chất bao quanh khi là chất lỏng;
i) xử lý ổn định trước thử nghiệm;
j) chỉ thị về kiểu và vị trí đánh thủng.
Khi có yêu cầu nêu các kết quả một cách ngắn gọn nhất, phải nêu tối thiểu sáu điểm đầu tiên và các giá trị thấp nhất và cao nhất.
...

Như vậy, nếu không có quy định khác thì báo cáo thử nghiệm xác định độ bền điện của vật liệu cách điện phải gồm các thông tin sau:

(1) Nhận dạng đầy đủ vật liệu cần thử nghiệm, mô tả mẫu và phương pháp chuẩn bị mẫu;

(2) Giá trị trung bình của các độ bền điện tính bằng kV/mm và/hoặc điện áp đánh thủng tính bằng kV;

(3) Độ dày của từng mẫu thử nghiệm;

(4) Môi chất bao quanh trong quá trình thử nghiệm và đặc tính của chúng;

(5) Hệ thống điện cực;

(6) Chế độ đặt của điện áp và tần số;

(7) Các giá trị riêng rẽ của độ bền điện tính bằng kV/mm và hoặc điện áp đánh thủng tính bằng kV;

(8) Nhiệt độ, áp suất và độ ẩm trong quá trình thử nghiệm trong không khí hoặc các khí khác; hoặc nhiệt độ của môi chất bao quanh khi là chất lỏng;

(9) Xử lý ổn định trước thử nghiệm;

(10) Chỉ thị về kiểu và vị trí đánh thủng.

Lưu ý: Khi có yêu cầu nêu các kết quả một cách ngắn gọn nhất, phải nêu tối thiểu sáu điểm đầu tiên và các giá trị thấp nhất và cao nhất.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,449 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào