Việc trích dẫn tài liệu tham khảo trong chương trình đại học được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau tài liệu tham khảo là gì? Việc trích dẫn tài liệu tham khảo trong chương trình đại học được quy định cụ thể như thế nào theo quy định của pháp luật? Câu hỏi của chị K.L.Q đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Việc trích dẫn tài liệu tham khảo trong chương trình đại học được quy định cụ thể như thế nào theo quy định?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT về yêu cầu đối với tài liệu tham khảo theo đó:

Khi trích dẫn tài liệu tham khảo phải có đầy đủ tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc có chú thích về nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và có nội dung phù hợp với ngành đào tạo, chương trình đào tạo.

Ngoài ra, cơ sở đào tạo quy định về các yêu cầu cụ thể đối với các tài liệu tham khảo của cơ sở đào tạo đối với từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Ví dụ mang tính chất tham khảo việc trích dẫn tài liệu tham khảo ở các trường đại học như sau:

Đối với tài liệu tham khảo là sách, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, báo cáo… thì ghi đầy đủ các thông tin sau:

- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (dấu phẩy ở cuối) (không ghi chức vụ, danh hiệu, học hàm, học vị của tác giả)

- Tên sách, luận án, luận văn hoặc báo cáo (in nghiêng, dấy phẩy cuối tên)

- Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản và viết tắt NXB)

- Nơi xuất bản, (dấu phẩy sau nơi xuất bản)

- Năm xuất bản

- Trang (viết tắt: tr. ) (dấu chấm để kết thúc)

Đối với tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách … thì ghi đầy đủ các thông tin theo trình tự sau:

- Tên các tác giả (dấu phẩy ở cuối)

- Tên bài báo, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

- Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

- Số, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

- Năm công bố, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

- Các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)

Đối với tài liệu được trích từ các website, thì ghi theo cách sau: Tên tác giả, Tên bài viết (đặt trong “…”), toàn bộ đường dẫn trang web có tài liệu đó, ghi ngày truy cập.

Đối với tài liệu là văn bản pháp luật thì ghi đúng ký hiệu văn bản pháp luật. Ví dụ: Nghị định Chính phủ số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/1/2020 về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại (Nghị định 08/2020/NĐ-CP).

Đối với trường hợp một tài liệu tham khảo nhưng được trích dẫn nhiều lần trong bài: bắt đầu từ chú dẫn thứ hai trở đi nếu không muốn lặp lại chú dẫn đó thì tác giả có thể ghi: Tên tác giả, tlđd (in nghiêng) hoặc sđd (in nghiêng), tr.…. (sau số trang kết thúc bằng dấu chấm).

Ví dụ: Herring G., sđd, tr.612.

Việc trích dẫn tài liệu tham khảo được quy định cụ thể như thế nào?

Việc trích dẫn tài liệu tham khảo được quy định cụ thể như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)

Cơ sở đào tạo phải công khai quy định liên quan đến việc trích dẫn tài liệu tham khảo trên trang thông tin điện tử của mình khi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT về Công khai và lưu trữ cụ thể như sau:

Công khai và lưu trữ
1. Cơ sở đào tạo công khai quy định của cơ sở đào tạo và các quy định khác có liên quan đến việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo trong giáo dục đại học trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo chậm nhất là 30 ngày trước khi tổ chức áp dụng thực hiện. Công khai danh mục giáo trình, tài liệu tham khảo trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản an toàn các tài liệu có liên quan tới công tác biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo trong cơ sở đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học theo các quy định của pháp luật.

Như vậy, cơ sở đào tạo phải công khai quy định liên quan đến việc trích dẫn tài liệu tham khảo trên trang thông tin điện tử của mình chậm nhất là 30 ngày trước khi tổ chức áp dụng thực hiện.

Tóm lại, khi trích dẫn tài liệu tham khảo phải có đầy đủ tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc có chú thích về nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và có nội dung phù hợp với ngành đào tạo, chương trình đào tạo.

Cơ sở đào tạo quy định về các yêu cầu cụ thể đối với các tài liệu tham khảo của cơ sở đào tạo đối với từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Tài liệu tham khảo là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT thì tài liệu tham khảo là các sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách dịch, sách hướng dẫn, sách bài tập và các tài liệu khác đã được xuất bản, các bài báo, công trình khoa học và các tài liệu đã được công bố trong và ngoài nước, bao gồm cả tài liệu điện tử được giảng viên và người học sử dụng trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; tài liệu giúp cho giảng viên và người học tìm hiểu, bổ sung nội dung kiến thức hoặc tìm hiểu thêm đối với từng phần hoặc toàn bộ học phần trong chương trình đào tạo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

18,177 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào