Tài liệu lưu trữ điện tử được bảo mật thế nào? Việc hủy tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị được thực hiện thế nào?
Tài liệu lưu trữ điện tử được bảo mật thế nào?
Theo Điều 10 Nghị định 01/2013/NĐ-CP quy định về bảo đảm an toàn và bảo mật tài liệu lưu trữ điện tử như sau:
Bảo đảm an toàn và bảo mật tài liệu lưu trữ điện tử
1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm định kỳ kiểm tra và bảo đảm an toàn hệ thống quản lý tài liệu điện tử.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật trong việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử.
Theo quy định trên, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm định kỳ kiểm tra và bảo đảm an toàn hệ thống quản lý tài liệu điện tử.
Đồng thời được thực hiện các biện pháp bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật trong việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử.
Tài liệu lưu trữ điện tử được bảo mật thế nào? Việc hủy tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Việc hủy tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 01/2013/NĐ-CP quy định về hủy tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị như sau:
Hủy tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị
1. Tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị được hủy theo thẩm quyền, thủ tục như tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác hết giá trị.
2. Việc hủy tài liệu lưu trữ điện tử phải được thực hiện đối với toàn bộ hồ sơ thuộc Danh mục tài liệu hết giá trị đã được phê duyệt và phải bảo đảm thông tin đã bị hủy không thể khôi phục lại được.
Theo đó, việc hủy tài liệu lưu trữ điện tử phải được thực hiện đối với toàn bộ hồ sơ thuộc Danh mục tài liệu hết giá trị đã được phê duyệt và phải bảo đảm thông tin đã bị hủy không thể khôi phục lại được.
Trách nhiệm quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của Bộ Nội vụ được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 01/2013/NĐ-CP về trách nhiệm quản lý tài liệu lưu trữ điện tử như sau:
Trách nhiệm quản lý tài liệu lưu trữ điện tử
1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
a) Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm quản lý thống nhất tài liệu lưu trữ điện tử theo thẩm quyền;
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định, yêu cầu, nguyên tắc, tiêu chuẩn, phương pháp lưu trữ tài liệu điện tử.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật.
3. Người làm lưu trữ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện đúng quy định của pháp luật về lưu trữ tài liệu điện tử.
4. Đơn vị, bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức về ứng dụng công nghệ thông tin đối với việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để duy trì hoạt động của hệ thống quản lý tài liệu điện tử của cơ quan, tổ chức.
5. Người trực tiếp theo dõi, giải quyết công việc có trách nhiệm thực hiện các quy định về tạo lập, quản lý, lập hồ sơ điện tử trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu, điện tử vào Lưu trữ cơ quan.
6. Lưu trữ lịch sử có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Theo đó, trong việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm quản lý thống nhất tài liệu lưu trữ điện tử theo thẩm quyền.
Đồng thời xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định, yêu cầu, nguyên tắc, tiêu chuẩn, phương pháp lưu trữ tài liệu điện tử.
Bên cạnh đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.