Tài khoản kế toán 461 của tổ chức tài chính vi mô dùng để làm gì? Mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài khoản 461 thực hiện như thế nào?
Tài khoản kế toán 461 của tổ chức tài chính vi mô dùng để làm gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 461- Phải trả người lao động
1. Nguyên tắc kế toán:
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của TCTCVM như tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả khác của người lao động.
2. Trong trường hợp cá biệt, tài khoản 461 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
...
Như vậy, tài khoản kế toán 461 về phải trả người lao động của tổ chức tài chính vi mô dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của tổ chức tài chính vi mô như tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả khác của người lao động.
Tài khoản kế toán 461 của tổ chức tài chính vi mô dùng để làm gì? Mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài khoản 461 thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài khoản kế toán 461 của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 461- Phải trả người lao động
...
2. Trong trường hợp cá biệt, tài khoản 461 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 461:
Bên Nợ: - Các khoản phải trả người lao động giảm.
Bên Có: - Các khoản phải trả người lao động tăng.
Số dư bên Có: - Các khoản còn phải trả cho người lao động.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng phải trả.
Như vậy, tài khoản kế toán 461 của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như sau:
Bên Nợ: - Các khoản phải trả người lao động giảm.
Bên Có: - Các khoản phải trả người lao động tăng.
Số dư bên Có: - Các khoản còn phải trả cho người lao động.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng phải trả.
Ngoài ra, trong trường hợp cá biệt, tài khoản 461 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng phải trả để hạch toán đối với tài khoản kế toán 461 của tổ chức tài chính vi mô thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
...
2. Về mở và sử dụng tài khoản chi tiết:
a) TCTCVM được lựa chọn mở tài khoản chi tiết theo quy định tại Thông tư này hoặc mở tài khoản chi tiết phù hợp với ứng dụng công nghệ thông tin và theo yêu cầu quản lý của TCTCVM;
b) Việc mở tài khoản chi tiết phải đảm bảo:
- Ghi chép, theo dõi và lưu trữ thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán làm căn cứ phản ánh, kiểm tra đối chiếu với tài khoản tổng hợp chính xác, kịp thời và đầy đủ theo quy định của pháp luật kế toán;
- Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán;
- Lập, gửi các loại báo cáo chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể theo quy định của Nhà nước và NHNN;
c) Trường hợp TCTCVM lựa chọn mở tài khoản chi tiết theo quy định tại Thông tư này, TCTCVM thực hiện như sau:
- Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi phản ánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Nội dung tài khoản chi tiết thực hiện theo quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
- Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết: Số hiệu tài khoản chi tiết gồm có 2 phần:
+ Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp;
+ Phần thứ hai: Số thứ tự tiểu khoản trong tài khoản tổng hợp.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng hai chữ số từ 01 đến 99.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 1000 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng ba chữ số từ 001 đến 999.
Số thứ tự tiểu khoản được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp. Giữa số hiệu tài khoản tổng hợp và số thứ tự tiểu khoản, ghi thêm dấu chấm (.) để phân biệt.
Số thứ tự tiểu khoản của đơn vị mở tài khoản đã ngừng giao dịch và tất toán tài khoản ít nhất sau một năm mới được sử dụng lại để mở cho đơn vị khác.
- Việc mở tài khoản chi tiết để hạch toán, theo dõi theo từng đối tượng kế toán cụ thể được quy định tại phần hạch toán chi tiết của từng tài khoản tổng hợp quy định tại Thông tư này.
Như vậy, trường hợp tổ chức tài chính vi mô lựa chọn mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng phải trả để hạch toán đối với tài khoản kế toán 461 theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-NHNN sẽ thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.