Tài khoản 998 của tổ chức tài chính vi mô phản ánh những gì? Tài khoản 998 có kết cấu như thế nào?
- Tài khoản 998 của tổ chức tài chính vi mô phản ánh những gì? Tài khoản 998 có kết cấu như thế nào?
- Khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài khoản 998 tổ chức tài chính vi mô cần lưu ý những gì?
- Tổ chức tài chính vi mô có thể mở thêm những tài khoản kế toán nào để hạch toán đối với tài khoản 998?
Tài khoản 998 của tổ chức tài chính vi mô phản ánh những gì? Tài khoản 998 có kết cấu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 998- Tài sản, giấy tờ có giá của TCTCVM thế chấp, cầm cố
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản, giấy tờ có giá của TCTCVM mang đi thế chấp, cầm cố để bảo đảm nợ vay.
b) TCTCVM mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản thế chấp, cầm cố.
...
Theo đó, tài khoản 998 của tổ chức tài chính vi mô phản ánh những tài sản và giấy tờ có giá được mang đi thế chấp hoặc cấm cố để bảo đảm những khoản nợ vay.
Tài khoản 998 - Tài sản, giấy tờ có giá của tổ chức tài chính vi mô thế chấp, cầm cố có kết cấu như sau:
Bên Nợ: - Giá trị tài sản tổ chức tài chính vi mô mang đi thế chấp, cầm cố để bảo đảm nợ vay.
Bên Có: - Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được trả lại sau khi trả được nợ.
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được xử lý.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh giá trị tài sản tổ chức tài chính vi mô đang thế chấp, cầm cố.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản thế chấp, cầm cố.
Tài khoản 998 của tổ chức tài chính vi mô phản ánh những gì? Tài khoản 998 có kết cấu như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài khoản 998 tổ chức tài chính vi mô cần lưu ý những gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp hạch toán, kế toán như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
...
2. Về mở và sử dụng tài khoản chi tiết:
a) TCTCVM được lựa chọn mở tài khoản chi tiết theo quy định tại Thông tư này hoặc mở tài khoản chi tiết phù hợp với ứng dụng công nghệ thông tin và theo yêu cầu quản lý của TCTCVM;
b) Việc mở tài khoản chi tiết phải đảm bảo:
- Ghi chép, theo dõi và lưu trữ thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán làm căn cứ phản ánh, kiểm tra đối chiếu với tài khoản tổng hợp chính xác, kịp thời và đầy đủ theo quy định của pháp luật kế toán;
- Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán;
- Lập, gửi các loại báo cáo chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể theo quy định của Nhà nước và NHNN;
...
Như vậy, khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài sản thuê ngoài tổ chức tài chính vi mô cần phải lưu ý những điều sau:
- Ghi chép, theo dõi và lưu trữ thông tin chi tiết theo từng loại tài sản thế chấp, cầm cố để làm căn cứ kiểm tra đối chiếu với tài khoản tổng hợp chính xác, kịp thời và đầy đủ theo quy định của pháp luật kế toán;
- Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán;
- Lập và gửi các loại báo cáo chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể.
Tổ chức tài chính vi mô có thể mở thêm những tài khoản kế toán nào để hạch toán đối với tài khoản 998?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp hạch toán, kế toán như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm các tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản cấp kế toán cấp 5 để hạch toán đối với tài khoản 998 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.