Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì? Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới sẽ phát sinh khi nào?
Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì?
Mục 7 Chuẩn mực số 18 ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC, cụ thể như sau:
07. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
...
Tái cơ cấu doanh nghiệp: Là một chương trình do Ban Giám đốc lập kế hoạch, kiểm soát và có những thay đổi quan trọng về:
a) Phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hoặc
b) Phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, tái cơ cấu doanh nghiệp là một chương trình do Ban Giám đốc lập kế hoạch, kiểm soát và có những thay đổi quan trọng về:
- Phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hoặc
- Phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Dẫn chiếu đến Mục 66 Chuẩn mực số 18 ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC đề cập ví dụ về những sự kiện nằm trong định nghĩa về "tái cơ cấu doanh nghiệp" gồm:
- Bán hoặc chấm dứt một dây chuyền sản xuất sản phẩm;
- Đóng cửa cơ sở kinh doanh ở một địa phương, một quốc gia khác hoặc chuyển đổi hoạt động kinh doanh từ địa phương này, quốc gia này sang một địa phương hoặc một quốc gia khác;
- Thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý, ví dụ loại bỏ một cấp quản lý;
- Hoạt động tái cơ cấu cơ bản sẽ gây ra tác động lớn đến bản chất và mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì? Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới sẽ phát sinh khi nào? (hình từ internet)
Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới sẽ phát sinh khi nào?
Tại Mục 68 Chuẩn mực số 18 ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
68. Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi:
a) Có kế hoạch chính thức, cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó phải thỏa mãn ít nhất 5 nội dung sau:
(i) Thay đổi toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh;
(ii) Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng;
(iii) Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được nhận bồi thường khi họ buộc phải thôi việc;
(iv) Các khoản chi phí sẽ phải chi trả; và
(v) Khi kế hoạch được thực hiện.
b) Đưa danh sách chủ thể chắc chắn bị ảnh hưởng; thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc thông báo các vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu.
Như vậy, khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi:
(1) Có kế hoạch chính thức, cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó phải thỏa mãn ít nhất 5 nội dung sau:
- Thay đổi toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh;
- Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng;
- Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được nhận bồi thường khi họ buộc phải thôi việc;
- Các khoản chi phí sẽ phải chi trả; và
- Khi kế hoạch được thực hiện.
(2) Đưa danh sách chủ thể chắc chắn bị ảnh hưởng; thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc thông báo các vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu.
Nếu quyết định tái cơ cấu của Ban Giám đốc đưa ra trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì có dẫn đến nghĩa vụ nợ liên đới tại ngày đó không?
Dẫn chiếu đến Mục 71 Chuẩn mực số 18 ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
71. Nếu quyết định tái cơ cấu của Ban Giám đốc đưa ra trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì không dẫn đến nghĩa vụ nợ liên đới tại ngày đó, trừ khi trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm doanh nghiệp đã:
a) Bắt đầu thực hiện kế hoạch tái cơ cấu; hoặc
b) Thông báo những vấn đề quan trọng của kế hoạch tái cơ cấu cho những đối tượng bị ảnh hưởng theo một cách cụ thể, đầy đủ để họ có được dự tính chắc chắn về việc doanh nghiệp sẽ tiến hành tái cơ cấu.
Nếu doanh nghiệp bắt đầu thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, hoặc thông báo những vấn đề quan trọng của kế hoạch đó tới những đối tượng bị ảnh hưởng sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì việc trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính được thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”. Nếu việc tái cơ cấu là trọng yếu mà không được trình bày trong báo cáo tài chính thì có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
72. Nghĩa vụ nợ liên đới không chỉ được tạo ra từ quyết định của Ban Giám đốc. Nghĩa vụ nợ liên đới có thể là kết quả của các sự kiện đã xảy ra: Ví dụ, thỏa thuận với đại diện của người làm công về các khoản thanh toán khi họ thôi việc, hoặc thỏa thuận với người mua khi nhượng bán một bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Một khi đã đạt được sự chấp thuận có thể đã được kết luận chỉ chờ chấp thuận của Hội đồng quản trị và được thông báo đến chủ thể đối tác thì lúc đó doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện tái cơ cấu nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại đoạn 68.
Như vậy, nếu quyết định tái cơ cấu của Ban Giám đốc đưa ra trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì không dẫn đến nghĩa vụ nợ liên đới tại ngày đó, trừ khi trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm doanh nghiệp đã:
- Bắt đầu thực hiện kế hoạch tái cơ cấu; hoặc
- Thông báo những vấn đề quan trọng của kế hoạch tái cơ cấu cho những đối tượng bị ảnh hưởng theo một cách cụ thể, đầy đủ để họ có được dự tính chắc chắn về việc doanh nghiệp sẽ tiến hành tái cơ cấu.
Nếu doanh nghiệp bắt đầu thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, hoặc thông báo những vấn đề quan trọng của kế hoạch đó tới những đối tượng bị ảnh hưởng sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì việc trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính được thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”.
Nếu việc tái cơ cấu là trọng yếu mà không được trình bày trong báo cáo tài chính thì có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.