Nhà nước có khuyến khích hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở không? Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai có nằm trong thủ tục hành chính về đất đai hay không? Việc giải quyết khiếu nại, khởi kiện về quản lý đất đai bao gồm những gì?
Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như sau:
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
- Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
(Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013)
Tải trọn bộ các văn bản về hòa giải tranh chấp đất đai hiện hành: Tải về
Nhà nước có khuyến khích hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở không? Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai có nằm trong thủ tục hành chính về đất đai hay không? Việc giải quyết khiếu nại, khởi kiện về quản lý đất đai bao gồm những gì?
Sau khi nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, UBND cấp xã phải thông báo cho các bên về việc thụ lý đơn trong mấy ngày? Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành thì UBND cấp xã thực hiện công việc gì?
Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất? Cách viết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai? Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ và thủ tục thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai 2024 ra sao? Có mấy loại hòa giải tranh chấp đất đai?
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai gồm nội dung chính nào? Biên bản hòa giải phải có chữ ký của ai? Biên bản hòa giải phải có chữ ký của ai? Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về vấn đề gì? Các bên hòa giải tranh chấp đất đai tại đâu? Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai là bao nhiêu ngày? Có giải quyết tranh chấp đất đai trong trường không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Tranh chấp đất đai là gì? Tòa án có thể giải quyết tranh chấp đất đai mà không có sổ đỏ hay không? Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện tại Tòa án được thực hiện như thế nào?
Cho tôi hỏi: 3 trường hợp sau khi xảy ra tranh chấp có được quyền tham gia của Luật sư hay nhân viên hỗ trợ pháp lý nào không? Và văn bản liên quan là văn bản nào? Thứ nhất, Luật hòa giải cơ sở các bên tranh chấp. Thứ hai, hòa giải tranh chấp ở xã theo Điều 202 luật đất đai. Thứ ba, giải quyết tranh chấp đất đai theo Điều 203. Giải đáp vấn đề này giúp tôi, xin cảm ơn.
Tháng trước về thăm vườn cao su, tôi giật mình khi phát hiện ngôi mộ vừa được xây trong phần đất mình đã được cấp sổ đỏ. Khi biết gia đình ở gần đó đã làm việc này, tôi kêu họ dời mộ đi nhưng bị phớt lờ. Đây là việc liên quan đến tâm linh nên tôi không dám tự ý dời mộ đi chỗ khác, vậy phải làm sao?
Cho tôi hỏi, có phải tất cả tranh chấp đất đai đều phải hòa giải tại ủy ban nhân dân xã? Và nếu như Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết tranh chấp đất đai mà một bên không đồng ý với kết quả thì có thể nộp đơn xin UBND xã hòa giải lại được không?
Gia đình tôi có một thửa đất chính chủ, phần đất phía sau nhà đã bị hàng xóm lấn chiềm nên tôi làm đơn ra phường để đòi lại phần đất đã bị lấn. Địa phương tiến hành đo thực địa kết quả là hàng xóm lấn đất nhà tôi và đã xây dựng nhà ở cố định trên phần lấn chiếm đó, do 2 nhà có họ hàng gần gũi nên ông trưởng ban hòa giải đưa ra phương án là hàng xóm đổi đất để trả lại cho nhà tôi đúng bằng phần diện tích họ lấn chiếm. Cả 2 bên đã đồng ý với phương án đó và cùng kí kết vào biên bản thỏa thuận do địa phương đứng ra. Ngay sau khi biên bản được kí kết gia đình tôi đã và đang tiến hành xây dựng nhà ở kiên cố trên phần đất được đền bù đó nhưng gia đình hàng xóm hết lần này đến lần khác gây sự khiến gia đình tôi rất ức chế và ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu phố. Tôi xin phép được hỏi: Biên bản thỏa thuận đã được chính quyền đứng ra giàn xếp, gia đình tôi đã và đang xây dựng công trình kiên cố rồi thì hàng xóm có quyền khiếu kiện yêu cầu hủy biên bản không? Nếu có thì hướng giải quyết sẽ ra sao và do cơ quan nào chịu trách nhiệm thi hành và giám sát?
Cho em hỏi hiện nay em có mua một vạt đất 200m2 trị giá 580.000.000 em đã chồng tiền hoàn tất xong cho người bán trong quá trình giao dịch mua bán có 2 bản hợp đồng có chữ ký 2 bên và có người làm chứng nhưng không có xác nhận của cơ quan nhà nước và mỗi bên lưu giữ một bản. Người đứng ra bán, nhận tiền trong việc mua bán là Phạm Cảnh D nhưng sổ đỏ được đứng tên là em trai Phạm Cảnh P. Sổ đỏ đó đã được thế chấp trong ngân hàng nay đã rút sổ đỏ ra và ngân hàng chưa xoá nợ. Từ khi giao dịch mua bán xong đã hơn một tháng mà em bảo họ đi xoá nợ ngân hàng và là thủ tục sang tên cho em mà họ cứ viện cớ bận. Anh chị cho em hỏi trường hợp như vậy thì em phải làm những thủ tục gì để họ làm hồ sơ sang tên sổ đỏ cho em?
Trường hợp người dân gửi đơn khiếu nại có liên quan đến đất công ích của xã quản lý nhưng không gửi trực tiếp cho xã mà gửi về UBND tỉnh. Sau đó UBND tỉnh chuyển đơn về UBND huyện và cho thời gian giải quyết, UBND huyện yêu cầu UBND xã tổ chức hòa giải. Tuy nhiên đo thời hạn ngắn, không đủ thời gian xác minh vụ việc để đưa hòa giải. Tính từ ngày người dân gửi đơn khiếu nại lên UBND tỉnh đến nay thì đã trễ hẹn, vậy có thể làm báo gia hạn hay không và thời gian gia hạn là bao nhiêu?
Trường hợp Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai xã tổ chức hòa giải mà một bên không phối hợp hòa giải đã vắng mặt 2 lần thì phải xử lý thế nào? Trường hợp này có chuyển hồ sơ ra tòa để giải quyết được hay không?
Theo quy định của pháp luật, UBND cấp xã sẽ tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai là bao nhiêu lần? (Đối với các tranh chấp đất đai mà các đương sự (bên tranh chấp và bên bị tranh chấp) đều có mặt tại buổi hòa giải). Và nếu một trong các bên vắng mặt thì UBND xã sẽ tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần?
Chị xin được tư vấn nội dung sau: anh A có hộ khẩu thường trú ở xã H, hiện đang có mảnh đất tại xã B có tranh chấp (đất đã có bìa đỏ) vậy khi xảy ra tranh chấp A phải gửi đơn đến nơi thường trú hay nơi có đất tranh chấp và có nhất thiết phải thông qua bước hòa giải đối với tranh chấp đất đai này hay không?
Tôi có làm đơn tranh chấp đất đai với một người nhưng người đó đã bỏ địa phương quá 06 tháng, nên chính quyền địa phương không giải quyết đến nay đã 5 năm. Mặc dù tôi có hỏi thăm chính quyền vụ đất trên rất nhiều lần. Vậy tôi phải làm sao để được chính quyền giải quyết tranh chấp trên? Xin cảm ơn.
Có 1 trường hợp 1 thửa đất được giao cho 6 người, nhưng có 3/6 người này có đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai với 1 người khác. 03 người còn lại không liên lạc được. Vậy xin hỏi trường hợp này có đủ điều kiện hòa giải tranh chấp đất đai không? Nếu không thể tiến hành hòa giải được thì có cách nào để giải quyết không?
Nhà cạnh bên lấn đất. Tôi làm đơn khiếu nại lên UBND xã nhưng hàng xóm họ đóng cọc rào tường đi làm ăn xa, xã không gọi họ về mà lấy lý do là họ không có nhà và xã trả lại đơn khiếu nại cho tôi . Xin cho hỏi vậy giờ tôi phải làm như thế nào để giải quyết vấn đề này?
Năm 1995 tôi có khai hoang mảnh đất khoảng 1500m2. Cùng thời điểm tôi có trồng cây phi lao trên mảnh đất đó (đã được những người xung quanh xác nhận). Đến năm 2017 ông Đinh V.T chặt phá hết cây của tôi (đào luôn cả gốc), lấn chiếm toàn bộ mảnh đất. Gia đình tôi có ngăn cản nhiều lần nhưng ông T vẫn thực hiện hành vi phá cây, lấn đất (ông có nói là đất của ông và cây ông trồng). Ông có đưa ra tờ giấy xác nhận rằng mảnh đất đó là của ông được trưởng thôn ký xác nhận năm 1988 (hiện tại trưởng thôn đã mất). Đến nay, diện tích đất đó chưa có ai kê khai đăng ký, không có tên trong sổ mục kê, sổ địa chính, trên bản đồ thể hiện đất rừng phòng hộ. Năm 2018 tôi có gửi đơn đến UBND xã để yêu cầu giải quyết nhưng không thấy trả lời. Được biết ông T đang thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất trên diện tích đất đó. Tờ giấy trưởng thôn xác nhận năm 1988 của ông T có cơ sở pháp lý không?