Tách liên hiệp hợp tác xã là nội dung thuộc quyền quyết định của đại hội thành viên hay hội đồng quản trị?
Tách liên hiệp hợp tác xã là nội dung thuộc quyền quyết định của đại hội thành viên hay hội đồng quản trị?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 34 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Biểu quyết trong đại hội thành viên
1. Các nội dung sau đây được đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành:
a) Sửa đổi, bổ sung điều lệ;
b) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được thông qua khi có trên 50% tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.
3. Mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự đại hội thành viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên.
Như vậy, tách liên hiệp hợp tác xã là nội dung thuộc quyền quyết định của đại hội thành viên. Và muốn thực hiện thì cần ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành.
Liên hiệp hợp tác xã (Hình từ Internet)
Liên hiệp hợp tác xã bị tách sẽ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 52 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Chia, tách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị tách và được tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị tách.
Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia, tách được chuyển thành tài sản không chia của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi chia, tách theo phương án do đại hội thành viên quyết định.
Như vậy, liên hiệp hợp tác xã bị tách sẽ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm liên hiệp hợp tác xã mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Phương án tách liên hiệp hợp tác xã do cơ quan nào thực hiện xây dựng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Chia, tách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định chia, tách xây dựng phương án chia, tách trình đại hội thành viên quyết định.
2. Sau khi đại hội thành viên quyết định chia, tách, hội đồng quản trị có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quyết định chia, tách và giải quyết các vấn đề có liên quan trước khi tiến hành thủ tục thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới.
3. Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được chia, tách thực hiện phương án chia, tách đã được quyết định và tiến hành thủ tục thành lập theo quy định tại Điều 23 của Luật này. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chia, tách phải kèm theo nghị quyết của đại hội thành viên về việc chia, tách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
...
Như vậy, phương án tách liên hiệp hợp tác xã do hội đồng quản trị thực hiện xây dựng và trình đại hội thành viên quyết định.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.