Suy thoái rừng là gì? Điều tra rừng có bao gồm nội dung điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng không?
Suy thoái rừng là gì?
Suy thoái rừng được giải thích tại khoản 31 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Suy thoái rừng là sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng.
Theo đó, suy thoái rừng là sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng.
Suy thoái rừng là gì? (Hình từ Internet)
Điều tra rừng có bao gồm nội dung điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng không?
Nội dung điều tra rừng được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Điều tra rừng
1. Nội dung điều tra rừng bao gồm:
a) Điều tra, phân loại rừng; phân cấp mức độ xung yếu của rừng phòng hộ;
b) Điều tra, đánh giá chất lượng rừng, tiềm năng phát triển rừng;
c) Điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng;
d) Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học trong rừng;
đ) Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát diễn biến rừng;
e) Đánh giá về giảm phát thải khí nhà kính do thực hiện các giải pháp hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng.
2. Tổ chức điều tra rừng được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra rừng toàn quốc 05 năm một lần và theo chuyên đề; chỉ đạo việc thực hiện điều tra rừng cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra rừng tại địa phương và công bố kết quả.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội dung điều tra rừng; quy định phương pháp, quy trình điều tra rừng.
Theo đó, nội dung điều tra rừng bao gồm:
- Điều tra, phân loại rừng; phân cấp mức độ xung yếu của rừng phòng hộ;
- Điều tra, đánh giá chất lượng rừng, tiềm năng phát triển rừng;
- Điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng;
- Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học trong rừng;
- Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát diễn biến rừng;
- Đánh giá về giảm phát thải khí nhà kính do thực hiện các giải pháp hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng.
Như vậy, điều tra rừng có bao gồm nội dung điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng.
Điều tra rừng theo chuyên đề được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Điều tra rừng theo chuyên đề được thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
1. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra hệ thực vật rừng; điều tra hệ động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.
2. Quy trình điều tra rừng theo chuyên đề:
a) Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và dự toán kinh phí; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập và xử lý ảnh, bản đồ, tài liệu liên quan; xác định dung lượng mẫu cần thiết theo nội dung điều tra; thiết kế hệ thống mẫu điều tra trên bản đồ;
b) Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập mẫu điều tra trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên các mẫu điều tra; điều tra bổ sung các lô trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ chuyên đề khác (nếu có); kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa;
c) Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ chuyên đề (nếu có); lựa chọn phần mềm, phương pháp thông kế toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết báo cáo kết quả điều tra rừng và các báo cáo chuyên đề; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chuyên đề.
3. Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề:
a) Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan quyết định các dự án điều tra rừng theo chuyên đề có trách nhiệm phê duyệt và công bố kết quả điều tra.
Theo đó, điều tra rừng theo chuyên đề được thực hiện theo quy trình sau:
- Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và dự toán kinh phí; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập và xử lý ảnh, bản đồ, tài liệu liên quan; xác định dung lượng mẫu cần thiết theo nội dung điều tra; thiết kế hệ thống mẫu điều tra trên bản đồ;
- Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập mẫu điều tra trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên các mẫu điều tra; điều tra bổ sung các lô trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ chuyên đề khác (nếu có); kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa;
- Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ chuyên đề (nếu có); lựa chọn phần mềm, phương pháp thông kế toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết báo cáo kết quả điều tra rừng và các báo cáo chuyên đề; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chuyên đề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.