Sửa đổi bổ sung nội dung nào trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân không hiện diện phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền?
- Thương nhân không hiện diện là ai? Trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là gì?
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm những nội dung nào?
- Sửa đổi bổ sung nội dung nào trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân không hiện diện phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền?
Thương nhân không hiện diện là ai? Trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là gì?
Thương nhân không hiện diện là ai?
Thương nhân không hiện diện hay còn được gọi là thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.
Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 90/2007/NĐ-CP, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong Luật Đầu tư, Luật Thương mại; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo Luật Thương mại.
Trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là gì?
Trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2007/NĐ-CP, cụ thể:
- Tuân thủ đầy đủ các quy định về hải quan, thuế, cấp phép nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật và các quy định khác có liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm tính xác thực của các thông tin, tài liệu xuất trình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam.
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và pháp luật liên quan của Việt Nam.
- Thực hiện báo cáo thường niên theo quy định, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân.
- Nộp lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu với mức lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
- Thực hiện việc đăng ký địa chỉ liên lạc để các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên hệ khi cần thiết.
- Thực hiện việc lưu giữ chứng từ, sổ sách theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Sửa đổi bổ sung nội dung nào trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân không hiện diện phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 90/2007/NĐ-CP về nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
Theo đó, nội dung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
- Tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc trụ sở chính, quốc tịch của thương nhân nước ngoài.
- Chữ ký mẫu của thương nhân nước ngoài là cá nhân hoặc của đại diện thương nhân nước ngoài là tổ chức để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
- Loại hàng hoá được thực hiện quyền xuất khẩu, loại hàng hóa được thực hiện quyền nhập khẩu.
- Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
Lưu ý: Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tối đa là 5 (năm) năm.
Sửa đổi bổ sung nội dung nào trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân không hiện diện phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 28/2012/TT-BCT về hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu:
Hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
1. Khi sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân không hiện diện phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận và đồng thời phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Mẫu MĐ-2, MĐ-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã được cấp. Trong trường hợp Bản gốc bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy thì thương nhân không hiện diện phải xuất trình Bản sao có chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan chức năng;
c) Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan thuế Việt Nam về việc thương nhân không hiện diện đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước Việt Nam tính đến thời điểm thương nhân không hiện diện xin sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
d) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với thương nhân là tổ chức kinh tế; bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân là cá nhân;
đ) Bản sao có chứng thực tài liệu pháp lý chứng minh sự thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
3. Các giấy tờ quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều này phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, khi sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân không hiện diện phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận và đồng thời phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.