Sửa chữa nhà ở là gì? Tổng hợp mẫu mới nhất hợp đồng sửa chữa nhà ở? Tải về mẫu hợp đồng ở đâu?
Sửa chữa nhà ở là gì? Tổng hợp mẫu mới nhất hợp đồng sửa chữa nhà ở? Tải về mẫu hợp đồng ở đâu?
Sửa chữa nhà ở có thể hiểu là hoạt động nâng cấp, khôi phục, hoặc thay đổi một phần hoặc toàn bộ kết cấu, thiết kế, hoặc tiện nghi của một ngôi nhà nhằm cải thiện chất lượng, công năng sử dụng, hoặc khắc phục các hư hỏng.
Hiện nay, Luật Nhà ở 2023, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu hợp đồng sữa chữa nhà ở là mẫu nào, tuy nhiên, các bên có thể tham khảo 02 mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở (Mẫu 1)
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở (Mẫu 2)
(*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Sửa chữa nhà ở là gì? Tổng hợp mẫu mới nhất hợp đồng sửa chữa nhà ở? Tải về mẫu hợp đồng ở đâu? (Hình từ Internet)
Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở được quy định thế nào?
Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở được quy định tại Điều 110 Luật Nhà ở 2023, cụ thể như sau:
(1) Nhà nước hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công về nhà ở.
(2) Chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với đối tượng quy định tại khoản (1) được thực hiện như sau:
- Hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách nhà nước;
- Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội;
- Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực có nhà ở tại khu vực nông thôn;
- Hỗ trợ tặng cho nhà ở đối với đối tượng mà với mức hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản này vẫn không có khả năng tài chính để cải thiện nhà ở.
(3) Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
(4) Điều kiện để được hỗ trợ vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định cho đối tượng quy định tại khoản (3) bao gồm:
- Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;
- Có đăng ký thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có đất ở, nhà ở cần xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa.
Lưu ý: Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở được quy định tại Điều 111 Luật Nhà ở 2023 như sau:
- Nhà nước hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân tự tổ chức xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
- Nhà nước tổ chức xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở cho đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 không có khả năng tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở gồm những quyền gì?
Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định tại Điều 10 Luật Nhà ở 2023, cụ thể như sau:
(1) Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có các quyền sau đây:
- Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
- Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và mục đích khác mà pháp luật không cấm;
- Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về đất đai;
- Bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2023, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở và các quyền khác theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho đối tượng không thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
+ Trường hợp Luật Đất đai có quy định khác về quyền của chủ sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định đó;
- Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu chung, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở;
- Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về xây dựng;
- Được bảo hộ quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2023;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền quy định tại Điều 20 Luật Nhà ở 2023.
(3) Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.