Sử dụng trẻ em bán thuốc lá điện tử có vi phạm pháp luật hay không? Có được hút thuốc lá điện tử trong khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em?

Cho tôi hỏi sử dụng trẻ em bán thuốc lá điện tử có vi phạm pháp luật hay không? Có được hút thuốc lá điện tử trong khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em? Người hút thuốc lá tại khu vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em bị xử phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Sử dụng trẻ em bán thuốc lá điện tử có vi phạm pháp luật hay không?

Thuốc lá điện tử bao gồm 2 phần chính là phần đầu lọc chứa nicotine và hỗn hợp chất tạo mùi thơm, phần thân thay vì chứa thuốc lá là một thiết bị điện tử khi kích hoạt sẽ phun hỗn hợp hơi để đi qua đầu lọc hòa tan nicotine và chất tạo mùi thơm. Khi người hút rít hơi, hơi nicotine và mùi thơm sẽ vào hệ hô hấp.

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Lá thuốc lá” là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L và Nicotiana rustica L là nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá.
2. “Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác đùng để hút, nhai, ngửi.
...

Theo đó, có thể xác định thuốc lá điện tử là một dạng sản phẩm thuốc lá.

Theo Điều 9 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Theo đó, sử dụng trẻ em phục vụ việc bán thuốc lá điện tử là hành vi vi phạm pháp luật.

Sử dụng trẻ em bán thuốc lá điện tử có vi phạm pháp luật hay không? Có được hút thuốc lá điện tử trong khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em?

Sử dụng trẻ em bán thuốc lá điện tử có vi phạm pháp luật hay không? (Hình từ Internet)

Có được hút thuốc lá điện tử trong khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em hay không?

Căn cứ theo Điều 11 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn như sau:

Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
a) Nơi làm việc;
b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

Theo đó, khu vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em là địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn bên trong và khu vực khuôn viên khu vui chơi.

Người hút thuốc lá tại khu vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về các hành vi vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá như sau:

Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật;
b) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
a) Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;
c) Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;
d) Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Theo đó, người hút thuốc lá tại khu vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Đây là mức phạt tiền áp dụng đồi với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân (Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,438 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào