Sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng thế nào? Hay phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước?
Tổ chức thu phí xác định số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 209/2016/TT-BTC có quy định về việc xác định số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu thì:
- Căn cứ xác định số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu là tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mức thu, cụ thể như sau:
Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng = Tổng mức đầu tư được phê duyệt x Mức thu
- Trường hợp nhóm công trình có giá trị nằm trong khoảng giữa các tổng mức đầu tư ghi trên Biểu mức thu thì phí thẩm định đầu tư phải thu được tính theo phương pháp nội suy như sau:
Trong đó:
+ Nit là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: %).
+ Git là quy mô giá trị của nhóm dự án thứ i cần tính phí thẩm định đầu tư (đơn vị tính: giá trị công trình).
+ Gia là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình).
+ Gib là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình).
+ Nia là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gia (đơn vị tính: %).
+ Nib là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gib (đơn vị tính: %).
Trong đó mức thu theo tổng vốn đầu tư dự án được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Lưu ý: Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu đối với một dự án đầu tư tối đa không quá 150.000.000 (Một trăm năm mươi triệu) đồng/dự án.
Trường hợp đặc biệt, Bộ Xây dựng có đề án đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu đối với từng dự án cụ thể.
Sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng thế nào? (Hình từ Internet)
Sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng thế nào? Hay phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 209/2016/TT-BTC có hướng dẫn quản lý và sử dụng số phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được thu như sau:
Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước:
a) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được để lại 90% trên số tiền phí thẩm định thu được và 10% nộp vào ngân sách nhà nước.
b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án PPP và dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở thu phí thẩm định thiết kế cơ sở được để lại 50% trên số tiền phí thẩm định thu được và 50% nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế cơ sở được để lại theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này để chi phí cho công việc thẩm định và thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
Như vậy có hai trường hợp sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng như sau:
Trường hợp 1: Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
=> Trường hợp này, tổ chức thu phí sẽ phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp 2: Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước:
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được để lại 90% trên số tiền phí thẩm định thu được và 10% nộp vào ngân sách nhà nước.
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án PPP và dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở thu phí thẩm định thiết kế cơ sở được để lại 50% trên số tiền phí thẩm định thu được và 50% nộp vào ngân sách nhà nước.
=> Trường hợp này tổ chức thu phí được giữ lại từ 50% đến 90% trên số tiền phí thẩm định thu được.
Theo đó anh đối chiếu với trường hợp của tổ chức mình theo quy định nêu trên để áp dụng.
Thời điểm kê khai và nộp phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng là khi nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 209/2016/TT-BTC có quy định như sau:
Kê khai, nộp phí
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai phí theo tháng, quyết toán phí theo năm theo quy định tại khoản 3 Điều 19 và nộp phí vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Theo đó về thời điểm kê khai và nộp phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng thì chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.