Sử dụng đèn led quảng cáo rọi xuống đường tiềm ẩn nguy có bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động quảng cáo?
Đèn led quảng cáo rọi xuống đường có phải là một trong những hình thức quảng cáo mà pháp luật quy định không?
Hiện tại pháp luật không có quy định cụ thể về hình thức quảng cáo. Việc quảng cáo sản phẩm theo hình thức nào sẽ do người quảng cáo quyết định theo quy định tại Điều 12 Luật Quảng cáo 2012:
Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo
1. Người quảng cáo có các quyền sau:
a) Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;
b) Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;
c) Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt;
d) Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
...
Có thể kể đến một số hình thức quảng cáo được quy định tại Luật Quảng cáo 2012 như:
(1) Quảng cáo trên báo chi, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác:
- Quảng cáo trên báo in
- Quảng cáo trên báo nói, báo hình
- Quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử
-Quảng cáo trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác
(2) Quảng cáo trên các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác
- Quảng cáo trên các sản phẩm in
- Quảng cáo trong bản ghi âm, ghi hình
(3) Quảng cáo trên băng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo và phương tiện giao thông
- Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
- Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo
- Quảng cáo trên phương tiện giao thông
- Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự
(4) Quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao.
Việc quảng cáo thương hiệu, sản phẩm bằng đèn led rọi xuống đường có thể xem là một hình thức khác của hình thức quảng cáo bằng màn hình chuyên quảng cáo.
Sử dụng đèn led quảng cáo rọi xuống đường tiểm ẩn nguy có bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động quảng cáo? (Hình từ Internet)
Màn hình chuyên quảng cáo là gì?
Tại khoản 13 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.
9. Người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo.
10. Thời lượng quảng cáo là thời gian phát sóng các sản phẩm quảng cáo trong một kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; thời gian quảng cáo trong tổng thời gian của một chương trình văn hoá, thể thao; thời gian quảng cáo trong một bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
11. Diện tích quảng cáo là phần thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên mặt báo in, báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, xuất bản phẩm, bảng quảng cáo, phương tiện giao thông hoặc trên các phương tiện quảng cáo tương tự.
12. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.
13. Màn hình chuyên quảng cáo là phương tiện quảng cáo sử dụng công nghệ điện tử để truyền tải các sản phẩm quảng cáo, bao gồm màn hình LED, LCD và các hình thức tương tự.
Theo quy định trên thì màn hình chuyên quảng cáo là phương tiện quảng cáo sử dụng công nghệ điện tử để truyền tải các sản phẩm quảng cáo, bao gồm màn hình LED, LCD và các hình thức tương tự.
Sử dụng đèn led quảng cáo rọi xuống đường tiềm ẩn nguy bị xử phạt vi phạm hành chính?
Nếu hình ảnh quảng cáo bằng đèn led có hình ảnh làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội thì tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt do vi phạm điều cấm trong hoạt động quảng cáo.
Trường hợp vi phạm thì cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng theo quy định tại Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;
b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 1 và khoản 3 Điều 43, khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
c) Quảng cáo có tính chất xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật;
d) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
...
Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ tiến hành tịch thu thiết bị đèn led quảng cáo rọi xuống đường của cá nhân vi phạm.
Đối với tổ chức sử dụng đèn led quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội khi thực hiện quảng cáo bằng đèn led rọi xuống đường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20 triệu đến 40 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân khi sử dụng đèn led quảng cáo rọi xuống đường cần lưu ý điều chỉnh độ sáng hình ảnh cũng như vị trí rọi cho phù hợp để tránh việc gây cho người tham gia giao thông hiểu nhầm có vật cản ở phía trước dẫn đến các sự cố tai nạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.