Sử dụng dẫn đường theo tính năng RNP 2 là như thế nào? Khi sử dụng dẫn đường theo tính năng RNP 4 cần phải đảm bảo yêu cầu gì?

Cho hỏi sử dụng dẫn đường theo tính năng RNP 2 là như thế nào? Bên cạnh đó khi sử dụng dẫn đường theo tính năng RNP 4 cần phải đảm bảo yêu cầu gì? Căn cứ pháp lý nếu có. Câu hỏi của bạn Thông đến từ Đà Lạt.

Sử dụng dẫn đường theo tính năng RNP 2 là như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 227 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Sử dụng dẫn đường RNP 2
1. RNP 2 được sử dụng để hỗ trợ hoạt động khai thác bay RNP trong giai đoạn bay đường dài của chuyến bay trên vùng lục địa, vùng xa và trên biển, đặc biệt trong các khu vực mà cơ sở hạ tầng dẫn đường mặt đất không có hoặc bị hạn chế vì lý do địa hình.
2. RNP 2 dựa trên khả năng định vị của GNSS. Đặc tính dẫn đường này được sử dụng chủ yếu trong môi trường nơi mà không có khả năng hoặc bị hạn chế về giám sát ATS.
3. RNP 2 không được sử dụng ở khu vực mà tín hiệu dẫn đường GNSS không ổn định hoặc bị can nhiễu.
4. Các yêu cầu về thông tin liên lạc trên đường bay áp dụng đặc tính dẫn đường RNP 2 phụ thuộc vào các yếu tố khai thác như giãn cách giữa các đường bay, mật độ không lưu, mức độ phức tạp và phương thức khẩn nguy.
5. Việc áp dụng giãn cách giữa các đường bay RNP 2 phải được đánh giá an toàn phù hợp với loại hình hoạt động bay khai thác trên các đường bay này, phù hợp với chế độ, điều kiện sử dụng, mật độ không lưu, tính chất phức tạp và khả năng xử lý tình huống của kiểm soát viên không lưu.

Theo đó, sử dụng dẫn đường RNP 2 được quy định như sau:

- RNP 2 được sử dụng để hỗ trợ hoạt động khai thác bay RNP trong giai đoạn bay đường dài của chuyến bay trên vùng lục địa, vùng xa và trên biển, đặc biệt trong các khu vực mà cơ sở hạ tầng dẫn đường mặt đất không có hoặc bị hạn chế vì lý do địa hình.

- RNP 2 dựa trên khả năng định vị của GNSS. Đặc tính dẫn đường này được sử dụng chủ yếu trong môi trường nơi mà không có khả năng hoặc bị hạn chế về giám sát ATS.

- RNP 2 không được sử dụng ở khu vực mà tín hiệu dẫn đường GNSS không ổn định hoặc bị can nhiễu.

- Các yêu cầu về thông tin liên lạc trên đường bay áp dụng đặc tính dẫn đường RNP 2 phụ thuộc vào các yếu tố khai thác như giãn cách giữa các đường bay, mật độ không lưu, mức độ phức tạp và phương thức khẩn nguy.

- Việc áp dụng giãn cách giữa các đường bay RNP 2 phải được đánh giá an toàn phù hợp với loại hình hoạt động bay khai thác trên các đường bay này, phù hợp với chế độ, điều kiện sử dụng, mật độ không lưu, tính chất phức tạp và khả năng xử lý tình huống của kiểm soát viên không lưu.

Dẫn đường theo tính năng

Dẫn đường theo tính năng (Hình từ Internet)

Khi sử dụng dẫn đường theo tính năng RNP 4 cần phải đảm bảo yêu cầu gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 228 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Sử dụng dẫn đường RNP 4
1. RNP 4 được sử dụng để hỗ trợ hoạt động khai thác bay RNAV trong giai đoạn bay đường dài của chuyến bay nhằm trợ giúp việc áp dụng phân cách ngang 30 NM và phân cách dọc 30 NM cho vùng trời xa, trên biển.
2. Việc áp dụng RNP 4 không yêu cầu bất kỳ hạ tầng trang thiết bị dẫn đường mặt đất. GNSS là cảm biến dẫn đường chính cho việc áp dụng KNP 4 đóng vai trò như là một hệ thống dẫn đường độc lập hoặc là một thành phần của một hệ thống đa cảm biến.
3. Khi áp dụng RNP 4 yêu cầu phải có phương tiện liên lạc hai chiều trực tiếp (DCPC) hoặc phương tiện liên lạc dữ liệu (CPDLC) giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái cùng với phương tiện giám sát ADS-C.

Theo đó, khi sử dụng dẫn đường theo tính năng RNP 4 cần phải đảm bảo yêu cầu sau:

- RNP 4 được sử dụng để hỗ trợ hoạt động khai thác bay RNAV trong giai đoạn bay đường dài của chuyến bay nhằm trợ giúp việc áp dụng phân cách ngang 30 NM và phân cách dọc 30 NM cho vùng trời xa, trên biển.

- Việc áp dụng RNP 4 không yêu cầu bất kỳ hạ tầng trang thiết bị dẫn đường mặt đất. GNSS là cảm biến dẫn đường chính cho việc áp dụng KNP 4 đóng vai trò như là một hệ thống dẫn đường độc lập hoặc là một thành phần của một hệ thống đa cảm biến.

- Khi áp dụng RNP 4 yêu cầu phải có phương tiện liên lạc hai chiều trực tiếp (DCPC) hoặc phương tiện liên lạc dữ liệu (CPDLC) giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái cùng với phương tiện giám sát ADS-C.

Như vậy, khi sử dụng dẫn đường theo tính năng RNP 4 cần phải đảm bảo yêu cầu phải có phương tiện liên lạc hai chiều trực tiếp (DCPC) hoặc phương tiện liên lạc dữ liệu (CPDLC) giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái cùng với phương tiện giám sát ADS-C.

Dẫn đường theo tính năng tiếp cận bằng GNSS là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 229 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Tiếp cận bằng GNSS (RNP APCH)
1. Phương thức tiếp cận chót sử dụng GNSS.
2. Giai đoạn tiếp cận hụt có thể dựa vào GNSS hoặc dẫn đường truyền thống.
3. Khi thực hiện phương thức tiếp cận bằng GNSS, yêu cầu có phương tiện liên lạc hai chiều giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái.
4. Tàu bay thực hiện phương thức tiếp cận bằng GNSS phải đảm bảo có phương án dự phòng trong trường hợp nhiễu hoặc mất tín hiệu vệ tinh GNSS.
5. Tàu bay phải được trang bị hệ thống cảnh báo độ toàn vẹn dữ liệu vệ tinh hàng không (RAIM).

Theo đó, dẫn đường theo tính năng tiếp cận bằng GNSS sẽ được hiểu theo quy định trên của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,080 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào