Sử dụng chất kích thích trong thể thao có bị xử phạt không? Các hành vi bị cấm trong thể thao là gì?

Sử dụng chất kích thích trong thể thao có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không? Các hành vi bị cấm trong thể thao là gì? Là một fan hâm mộ thể thao, tôi luôn thắc mắc rằng tại sao các vận động viên sau khi thi đấu xong luôn có một trong số các thành viên của đội phải đi kiểm tra xem có sử dụng chất kích thích hay không. Vậy nên tôi có câu hỏi rằng sử dụng chất kích thích trong thể thao thì bị xử lý như thế nào? Các hành vi nào sẽ bị cấm trong thể thao? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.

Sử dụng chất kích thích trong thể thao là gì?

Theo Ủy ban Olympic châu Âu cho rằng, sử dụng chất kích thích trong thể thao việc sử dụng những chất, những phương pháp nhằm làm tăng thành tích thể thao, làm tổn hại đến tinh thần thể thao chân chính. Đồng thời còn ảnh hưởng đến sự lành mạnh về thề chất, tâm lý, đạo đức của vận động viên.

Ủy ban Olympic Mỹ cho rằng sử dụng chất kích thích trong thể thao là hành vi làm tăng thành tích trong thể thao một cách giả tạo.

Vì chưa có một văn bản nào quy định về khái niệm sử dụng chất kích thích trong thể thao, vậy nên theo cách hiểu thông thường, sử dụng chất kích thích trong thể thao là hành vi đưa chất cấm vào cơ thể để phát triển sức mạnh, cơ bắp một cách giả tạo. Mục đích của hành vi sử dụng chất cấm trong thể thao là làm tăng thành tích trong thể thao. Tuy nhiên, hành vi trên được coi là hành vi “làm tăng thành tích trong thể thao một cách giả tạo”.

Sử dụng chất kích thích trong thể thao

Sử dụng chất kích thích trong thể thao

Mức phạt khi sử dụng chất kích thích trong thể thao

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

“Điều 6. Vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Như vậy đối với trường hợp này vì bạn là vận động viên nhưng lại có hành vi sử dụng chất kích thích thì sẽ bị xử phạt tối đa từ 10.000.000 đồng 15.000.000 đồng. Ngoài ra, vận động viên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

Các hành vi bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 46/2019/NĐ-CP có thể suy ra rằng các hành vi bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao là các hành vi sau đây:

- Sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.

- Sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tập luyện, thi đấu, trừ những bài tập, môn thể thao, phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao được pháp luật cho phép.

Mức phạt cho các hành vi bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, mức phạt cho các hành vi bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao như sau:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tập luyện, thi đấu, trừ những bài tập, môn thể thao, phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao được pháp luật cho phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tài liệu hướng dẫn sử dụng phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.

Như vậy, nếu vận động viên có hành vi sử dụng chất kích thích trong thể thao sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các hành vi bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao là sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam và sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tập luyện, thi đấu, trừ những bài tập, môn thể thao, phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao được pháp luật cho phép.

Thể thao
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính có phân bổ cho các cơ quan xử phạt không? Nếu có thì phân bổ như thế nào?
Pháp luật
Người cho trẻ em sử dụng các chất gây nghiện không phải ma túy bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mức chi cho chế độ dinh dưỡng của vận động viên thể thao thành tích cao là bao nhiêu?
Pháp luật
Vận động viên thể thao thành tích cao sẽ được Nhà nước chăm lo chế độ chăm sóc sức khỏe và điều trị chấn thương như thế nào?
Pháp luật
Đèn xi nhan là gì? Người điều khiển xe gắn máy cần phải có đầy đủ đèn xi nhan khi tham gia giao thông hay không?
Pháp luật
Bảng giá đất có được áp dụng để tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai mới?
Pháp luật
Thời hiệu xử lý phạt nguội đối với phương tiện giao thông vi phạm là bao lâu? Trình tự thông báo xác minh xử lý phạt nguội được quy định ra sao?
Pháp luật
Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính và tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Công an cấp nào được phép kiểm tra phương tiện tại bãi giữ xe của các trường để xử lý vi phạm đối với học sinh chưa tuổi điều khiển xe máy?
Pháp luật
Hành vi đăng tải những tin đồn thất thiệt xúc phạm uy tín và danh dự người khác trên facebook có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thể thao
2,483 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thể thao Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thể thao Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào