Sử dụng bảo hiểm y tế trong trường hợp đi cấp cứu trái tuyến được hưởng mức bảo hiểm như thế nào?

Bạn tôi là người lao động bình thường. Bạn tôi đi cấp cứu vào sáng ngày hôm trước, hiện giờ bạn tôi vẫn đang điều trị tại cơ sở cấp cứu đó và đến nay đã từ 3 ngày kể từ ngày cấp cứu đó gia đình bạn tôi mới gửi thẻ BHYT từ quê lên để thanh toán viện phí. Tôi có còn được xuất trình BHYT vào thời điểm này để thanh toán viện phí cho bạn tôi không? Và được hưởng bao nhiêu phần trăm?

*BHYT: Bảo hiểm y tế

Những trường hợp nào được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định như sau:

- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.

- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).

- Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.

- Trường hợp cấp cứu:

+ Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

+ Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.

- Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.

Sử dụng bảo hiểm y tế trong trường hợp đi cấp cứu trái tuyến được hưởng mức bảo hiểm như thế nào?

Sử dụng bảo hiểm y tế trong trường hợp đi cấp cứu trái tuyến được hưởng mức bảo hiểm như thế nào?

Khi đi cấp cứu trái tuyến được hưởng mức BHYT như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT về các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:

"a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.”

Trong trường hợp của bạn bạn đi cấp cứu sẽ có hai trường hợp.

+) Trường hợp 1: Bạn được bác sĩ xác nhận là tình trạng cấp cứu

Khi được xác định là tình trạng cấp cứu thì được xem là đúng tuyến và sẽ được hưởng BHYT với mức cao nhất là 80% đối với đối tượng người lao động.

+) Trường hợp 2: Bác sĩ không xác nhận là cấp cứu.

Khi không được xác nhận là thuộc trường hợp cấp cứu thì bạn chỉ được hưởng quyền lợi theo mức trái tuyến được quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;”

Do bạn không cung cấp thông tin cụ thể bạn của bạn vào bệnh viện tuyến nào, do đó nếu không được xác nhận là trường hợp cấp cứu thì bạn sẽ được hưởng quyền lợi với mức trái tuyến theo quy định trên.

Thời điểm xuất trình BHYT khi cấp cứu được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:

"6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.”

Theo đó dẫn chiếu đến trường hợp của bạn: bạn của bạn đi cấp cứu vào buổi sáng và đến nay đã là 3 ngày gia đình mới gửi thẻ BHYT từ quê lên để thanh toán viện phí. Như vậy, bạn có thể xuất trình BHYT trước khi ra viện để được thanh toán viện phí theo quy định.

Bảo hiểm y tế Tải trọn bộ các văn bản quy định về Bảo hiểm y tế hiện hành
Cấp cứu trái tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì khi khám chữa bệnh có thể dùng giấy chứng sinh, giấy khai sinh để thay thế không?
Pháp luật
Sinh viên khi đi khám bệnh xuất trình thẻ bảo hiểm y tế nhưng chưa có ảnh thì có được hưởng ưu đãi có trong bảo hiểm hay không?
Pháp luật
Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên hiện nay là bao nhiêu? Được ngân sách nhà nước hỗ trợ thế nào?
Pháp luật
Bảo hiểm y tế có được tích hợp thông tin vào thẻ căn cước không? Thủ tục tích hợp thẻ bảo hiểm y tế và thẻ căn cước như thế nào?
Pháp luật
Bạn gái tự ý phá thai thì có thể đi kiện được không? Có thể sử dụng bảo hiểm y tế để chi trả chi phí nạo phá thai không?
Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn cấp lại BHYT online 2024 qua Cổng dịch vụ công Quốc gia? Cách xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế online thế nào?
Pháp luật
Mức hưởng BHYT 5 năm liên tục hiện nay là bao nhiêu? Đóng bảo hiểm 05 năm liên tục sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Hỗ trợ 100% tiền đóng BHYT đối với người khuyết tật, hộ cận nghèo, người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên tại Hà Nội từ 1/1/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế
34,907 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm y tế Cấp cứu trái tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm y tế Xem toàn bộ văn bản về Cấp cứu trái tuyến

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ 20 văn bản về bảo hiểm y tế mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào