Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được phân cấp để làm gì? Và việc phân cấp được quy định như thế nào?

Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được phân cấp để làm gì? Ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được phân cấp như thế nào theo quy định hiện nay? Đây là câu hỏi của anh D.K đến từ Tiền Giang.

Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được phân cấp để làm gì?

Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được phân cấp nhằm mục đích được quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:

Nguyên tắc ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
1. Ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Chú trọng công tác phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, vật tư, nguồn nhân lực để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.
3. Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được phân cấp để phân công trách nhiệm ứng phó.
4. Thông tin sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được báo cáo, xử lý kịp thời.
5. Huy động nhanh nhất mọi nguồn lực cho hoạt động ứng phó; bảo đảm chỉ huy thống nhất, điều phối, phối hợp hiệu quả, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn.
6. Bảo đảm an toàn, phòng, chống cháy nổ trong ứng phó.
7. Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải chịu trách nhiệm khắc phục sự cố, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu, hóa chất độc gây ra theo quy định của pháp luật.
8. Việc phòng ngừa, khắc phục, xử lý sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.

Theo đó, sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được phân cấp để phân công trách nhiệm ứng phó.

sự cố tràn dầu

Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển (Hình từ Internet)

Ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được phân cấp như thế nào?

Phân cấp ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được quy định tại Điều 53 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:

Phân cấp ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
1. Việc ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được thực hiện theo 3 cấp: ứng phó sự cố cấp cơ sở, ứng phó sự cố cấp khu vực và ứng phó sự cố cấp quốc gia.
2. Ứng phó sự cố cấp cơ sở:
a) Sự cố xảy ra ở cơ sở thì chủ cơ sở phải tổ chức, chỉ huy, huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố; trường hợp sự cố vượt quá khả năng, nguồn lực của mình thì phải kịp thời báo cáo cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố để trợ giúp;
b) Trường hợp xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc sự cố xảy ra trong khu vực ưu tiên bảo vệ, vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển cao hoặc rất cao, chủ cơ sở phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để chỉ đạo, kịp thời ứng phó.
3. Ứng phó sự cố cấp khu vực:
Sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, chưa xác định được cơ sở gây ra sự cố hoặc sự cố xảy ra chưa rõ nguyên nhân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm trực tiếp chủ trì chỉ đạo ứng phó, đồng thời có quyền huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các cơ sở, bộ, ngành trên địa bàn để ứng phó.
4. Ứng phó sự cố cấp quốc gia:
a) Trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố phải kịp thời báo cáo để Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó;
b) Trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó của các lực lượng trong nước, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc yêu cầu trợ giúp quốc tế;
c) Trường hợp sự cố gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Theo đó, ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được phân cấp theo quy định trên.

Quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được đưa ra khi nào?

Quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được đưa ra trong trường hợp được quy định tại Điều 55 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:

Tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
Trong trường hợp cơ sở gây sự cố cản trở hoạt động khắc phục sự cố và điều tra, xác định nguyên nhân sự cố, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố.

Theo đó, quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được đưa ra khi cơ sở gây sự cố cản trở hoạt động khắc phục sự cố và điều tra, xác định nguyên nhân sự cố.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

618 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào