Sơn vạch đường hệ nước sử dụng để sơn vạch đường được phân loại thế nào? Yêu cầu kỹ thuật của sơn?
Sơn vạch đường hệ nước sử dụng để sơn vạch đường là gì?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8786:2011 về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ nước - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử quy định như sau:
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1. Sơn vạch đường hệ nước (Water-borne paint)
Hệ vật liệu được sử dụng làm vạch tín hiệu giao thông bao gồm chất tạo màng, bột màu, chất độn và nước.
...
Theo đó Sơn vạch đường hệ nước (Water-borne paint) sử dụng để sơn vạch đường là hệ vật liệu được sử dụng làm vạch tín hiệu giao thông bao gồm chất tạo màng, bột màu, chất độn và nước.
Sơn vạch đường hệ nước sử dụng để sơn vạch đường được phân loại thế nào? Yêu cầu kỹ thuật của sơn? (hình từ internet)
Sơn vạch đường hệ nước sử dụng để sơn vạch đường được phân loại thế nào? Yêu cầu kỹ thuật?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8786:2011 về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ nước - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử quy định sơn vạch đường hệ nước được chia ra làm hai loại:
- Sơn khô nhanh.
- Sơn khô chậm.
Tùy theo điều kiện thử nghiệm A hoặc B (bảng 4.1) sơn khô nhanh và sơn khô chậm sẽ có thời gian khô tương ứng.
Về yêu cầu kỹ thuật của sơn vạch đường hệ nước sử dụng để sơn vạch đường được quy định như sau:
- Độ ổn định
Sau khi xuất kho, sơn được thử nghiệm lần đầu không có màng, không tạo vón cục, gel và những hạt thô khi quan sát bằng mắt thường. Trong vòng 4 tuần từ thời điểm sản xuất, độ sa lắng của sơn không được nhỏ hơn 8 (xác định theo AS 1580.211.1)
- Độ mịn
Thực hiện quy trình rửa sơn bằng nước ở 5.2 qua sàng với đường kính lỗ sàng 300 (xác định theo AS 1152). Lượng sơn lưu giữ lại trên mặt sàng không vượt quá 0,1 %.
- Độ nhớt
Khi sử dụng, sơn có độ nhớt không vượt quá ± 5 % so với yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.
CHÚ THÍCH 1. Yêu cầu này đảm bảo tính năng của sơn để bơm và phun, cũng như hướng dẫn sản xuất sơn khi thi công bằng phương pháp phun.
- Thời gian khô
Thực hiện thử nghiệm theo AS 1580.401.8 trong phòng thí nghiệm theo điều kiện quy định tại Bảng 1. Sơn được phân theo dạng khô nhanh hay khô chậm dựa trên thời gian Khô được quy định tại Bảng 2.
- Màu sắc
Màng sơn trên tấm thử nghiệm sau khi gia công và làm khô theo 5.1 đem thử nghiệm màu theo TCVN 2102:2008 hoặc AS 1580.601.1 màu sơn nhận được phải thoả mãn các yêu cầu (dựa trên hệ màu chuẩn của AS 2700S). Cụ thể:
+ Màu trắng - Tương đương Y35 - theo phân loại của AS 2700S hoặc tiêu chuẩn tương đương hay trắng hơn màu trắng của oxit titan sử dụng làm sơn vạch đường.
+ Màu vàng - Màu vàng cromat chì (hoặc tương đương với Y12 đến Y14 - theo phân loại của AS 2700S), hoặc tất cả các màu trung gian giữa các màu trên.
+ Màu đen - Không nhạt hơn B64,
- Độ phát sáng
Khi được đo theo 5 3 phương pháp 1, độ phát sáng của màng sơn không được nhỏ hơn 75 % đối với sơn trắng và không được nhỏ hơn 55 % đối với sơn vàng.
- Độ bóng
Màng sơn trên tấm thử nghiệm sau khi làm khô đem đo độ bóng theo phương pháp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2101:2008 về Sơn và vecni - Xác định độ bóng phản quang của màng sơn không chứa kim loại ở góc 20 độ, 60 độ và 85 độ bằng cách sử dụng đầu đo 20°, độ bóng sơn không được vượt quá 20 đơn vị độ bóng.
- Độ uốn
Thi công sơn trên tấm nền kim loại với độ dày màng sơn khô là 50 mm ± 5 mm, đo độ uốn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2099:2007 về Sơn và vecni - Phép thử uốn (trục hình trụ) bằng dụng cụ đo độ uốn loại 1, đường kính trục 12 mm, màng sơn không xuất hiện các dấu hiệu bong tróc hoặc đứt gẫy.
- Độ bám dính
Sau khi thử nghiệm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2097:1993 về Sơn - Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành độ bám dính của sơn trắng và sơn vàng xác định theo tỉ lệ các ô nguyên vẹn không bị bong tróc không được nhỏ hơn 90 % và 80 % tương ứng.
- Độ bền rửa trôi
Khi sơn được thử nghiệm theo 5.4, thời gian màng sơn giữ được độ bền khi bị nước phá hủy không được dưới 30 min khi thử nghiệm theo điều kiện loại A và không được dưới 120 min theo điều kiện thử nghiệm loại B
- Độ chống loang mầu
Đánh giá theo 5.5, độ phát sáng của sơn thi công trên mặt nhựa đường không được giảm quá 3 đơn vị so với giá trị đo được khi thi công sơn trên mặt băng dính trong
- Độ bền va đập
Đánh giá theo 5.6, bề mặt nền kim loại không bị lộ dưới tác động của 2,25 kg vụn thép.
- Độ chịu dầu
Thử nghiệm như mô tả ở 5.7. Sau 3 h phục hồi, màng sơn không xuất hiện các dấu hiệu phồng rộp, giá trị độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị so với giá trị phần trăm đo được ở 4.3.6.
- Độ chịu muối
Thử nghiệm như mô tả ở 5.8. Sau 3h phục hồi màng sơn, không xuất hiện các dấu hiệu phồng rộp, giá trị độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị so với giá trị phần trăm đo được ở 4.3.6.
- Độ chịu kiềm
Thử nghiệm như mô tả ở 5.9. Sau 3h phục hồi, màng sơn không xuất hiện các dấu hiệu phồng rộp, giá trị độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị so với giá trị phần trăm đo được ở 4.3.6.
- Độ bền khí quyển
Tạo mẫu sơn trên tấm nền kim loại, sau đó cho thử nghiệm khí hậu nhân tạo trong 500 h theo BS 3900 hoặc TCVN 8792:2011, màng sơn không xuất hiện các dấu hiệu phồng rộp, đứt gãy hay rạn nứt, giá trị độ phát sáng không nhỏ hơn 75 % đối với sơn trắng và 55 % đối với sơn vàng.
- Độ mài mòn
Khối lượng hao hụt do mài mòn sau 100 vòng mài không vượt quá 500 mg theo 5.11
- Các chỉ tiêu thử nghiệm tại hiện trường (hoặc phương pháp so sánh tương đương)
+ Hiện trường thử nghiệm - Trên các vạch sơn đã thi công theo hướng dẫn ở 5.13, trên đường có tổng lượng xe 1.500.000 qua liên tục trong thời gian từ 3 ¸ 9 tháng.
+ Độ mài mòn - Được đánh giá theo hướng dẫn ở mục 5.13 sau khi cho 3.000.000 lượt xe đi qua vạch đường thử nghiệm, chỉ số mài mòn không được vượt quá 35 và ảnh tương đương diện tích vạch đường còn lại ≥ 90 %.
+ Độ phản quang - Được thử nghiệm theo hướng dẫn ở 5.13, 1 h sau khi thi công vạch sơn có phủ hạt thủy tinh, giá trị độ phản quang đo được (5.10) không được nhỏ hơn 220 mcd.lx -1 m-2.
+ Độ phát sáng - Được thử nghiệm theo hướng dẫn ở 5.3 - phương pháp 2, độ phát sáng của vạch sơn không chứa hạt thủy tinh sau khi cho 2.000.000 lượt xe đi qua trên bề mặt đường nhựa hay cho 1.000.000 lượt xe đi qua trên bề mặt đường láng nhựa không được nhỏ hơn 45%.
- Các điều kiện sau khi nhập kho
Thông thường sơn không đem sử dụng ngay sau khi sản xuất, mà được giữ ổn định trong thùng chứa sau một khoảng thời gian nào đó mà đối với sơn vạch đường khoảng thời gian này không được vượt quá 6 tháng. Sơn lỏng bảo dưỡng trong thùng đã được đậy kín ở 25 °C ± 2 °C trong vòng 6 tháng sau khi nhập kho kể từ ngày sản xuất, sản phẩm sơn lỏng phải thỏa mãn các điều kiện sau (thử nghiệm ở Phụ lục B):
+ Độ nhớt của sơn không được thay đổi quá ± 5 đơn vị Kreb so với độ nhớt đo tại thời điểm sản xuất.
+ Sơn có mức độ sa lắng lớn hơn 4.
+ Có khả năng tái trộn hợp.
Trình tự tiến hành xác định độ phát sáng của sơn vạch đường hệ nước sử dụng để sơn vạch đường bằng phương pháp phòng thí nghiệm?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8786:2011 về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ nước - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử quy định như sau:
5.3. Phương pháp xác định độ phát sáng
...
5.3.3. Quy trình
5.3.3.1. Phương pháp 1 - Phương pháp phòng thí nghiệm.
Trình tự tiến hành:
(a) Chuẩn bị tấm mẫu thử nghiệm theo hướng dẫn ở 5.1,
(b) Hiệu chỉnh dụng cụ ngược với gạch lát trắng tiêu chuẩn.
(c) Đặt dụng cụ trên bề mặt thử nghiệm và đo giá trị Y. Các phép đo được lấy từ ở vị trí khác nhau trên mẫu.
5.3.3.2. Phương pháp 2 - Phương pháp tại hiện trường
Trình tự tiến hành:
(a) Dùng 1 L nước sạch và bàn chải sắt làm sạch khu vực sẽ kiểm tra tại hiện trường, thổi sạch bụi bẩn, sau đó phun 1 lít nước làm sạch và thổi khô bề mặt vạch sơn trước khi kiểm tra.
(b) Đo độ phát sáng giống như mục (b) và (c) của phương pháp 1.
5.3.4. Báo cáo kết quả
Lấy trung bình của 5 giá trị đo được ở trên và biểu diễn dưới dạng phần trăm (%).
Theo đó, trình tự tiến hành xác định độ phát sáng của sơn vạch đường hệ nước sử dụng để sơn vạch đường bằng phương pháp phòng thí nghiệm thực hiện như sau:
- Dùng 1 L nước sạch và bàn chải sắt làm sạch khu vực sẽ kiểm tra tại hiện trường, thổi sạch bụi bẩn, sau đó phun 1 lít nước làm sạch và thổi khô bề mặt vạch sơn trước khi kiểm tra.
- Đo độ phát sáng giống như mục (b) và (c) của phương pháp 1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.