Sổ tiết kiệm có được xem là tài sản bảo đảm hay không? Cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn ngân hàng có được không?
Đối tượng nào được vay vốn ngân hàng?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:
"Điều 7. Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.
4. Có khả năng tài chính để trả nợ.
5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh."
Như vậy, khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng thì phải đáp ứng những điều kiện nêu trên.
Sổ tiết kiệm có được xem là tài sản bảo đảm không?
Sổ tiết kiệm có được xem là tài sản bảo đảm hay không?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản bảo đảm như sau:
"Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định."
Như vậy, có thể thấy sổ tiết kiệm là một loại tài sản và cũng là loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn ngân hàng có được không?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được đính chính bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 312/QĐ-NHNN năm 2017 như sau:
"Điều 8. Những nhu cầu vốn không được cho vay
Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.
3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
4. Để mua vàng miếng.
5. Để trả nợ khoản nợ cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựngđược cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
6. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khá và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ."
Như vậy, vì sổ tiết kiệm là 1 trong những tài sản đảm bảo theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, thì việc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn là một biện pháp bảo đảm tiền vay.
Như vậy, việc nhận tài sản cầm cố là sổ tiết kiệm không trái quy định pháp luật nếu khách hàng vay vốn không vi phạm vào các "nhu cầu vốn không được cho vay" tại Điều 8 nêu trên.
Mục đích vay tiền tại Ngân hàng của bạn không vi phạm vào Điều 8 nêu trên, do đó việc ngân hàng cho vay không vi phạm quy định nếu thực hiện đúng các thủ tục vay vốn và ngân hàng đánh giá rủi ro đúng nghiệp vụ tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.