Số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có phải là bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế hay không?

Số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có phải là bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế hay không? Số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc bí mật nhà nước phải được bảo vệ trong thời hạn bao lâu?

Số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có phải là bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế hay không?

Căn cứ theo Danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế được ban hành trong Quyết định 440/QĐ-TTg năm 2024 thì những thông tin sau là bí mật nhà nước:

(1) Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.

(2) Số người mắc, người chết do bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh chưa được Bộ Y tế công khai.

(3) Tên, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới phát hiện, chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội chưa được công khai.

Lưu ý:

- Thông tin (1) là Bí mật nhà nước độ Tối mật;

- Thông tin (2) và (3) là Bí mật nhà nước độ Mật.

Như vậy, thông tin về số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là bí mật nhà nước chỉ khi số người chết do bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh chưa được Bộ Y tế công khai.

Theo đó, thông tin số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc bí mật nhà nước là Bí mật nhà nước độ Mật.

Số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có phải là bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế hay không?

Số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có phải là bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế hay không? (Hình từ Internet)

Số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc bí mật nhà nước phải được bảo vệ trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 như sau:

Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.

Theo đó, trường hợp số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc bí mật nhà nước thì sẽ là Bí mật nhà nước độ Mật.

Do đó, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là 20 năm.

Lưu ý:

- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định trên và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.

- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước về số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 thì các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước về số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gồm:

- Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

- Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.

- Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.

- Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

-. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

- Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.

- Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.

- Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.

- Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

365 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào