Số lượng tín chỉ phải học đối với trình độ sơ cấp là bao nhiêu? Tỷ lệ giữa học tập lý thuyết và thực hành được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi về khối lượng học tập đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào vậy? Cụ thể, khối lượng học tập đối với trình độ sơ cấp là bao nhiêu tín chỉ? Tỷ lệ giữa học tập lý thuyết và thực hành được quy định ra sao? - Anh Việt Trung (TPHCM).

Số lượng tín chỉ tối thiểu phải học đối với trình độ sơ cấp là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp bậc 1, 2 và 3 được quy định như sau:

- Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 05 tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

- Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

- Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

Như vậy, tùy theo từng bậc sơ cấp mà số lượng tín chỉ khi học tập trình độ sơ cấp sẽ khác nhau, cụ thể nếu là Sơ cấp I thì phải học tối thiểu 05 tín chỉ, Sơ cấp II tối thiểu là 15 tín chỉ và Sơ cấp III tối thiểu là 25 tín chỉ.

Đào tạo sơ cấp

Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp

Tỷ lệ giữa học tập lý thuyết và thực hành được quy định ra sao?

Tại Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp như sau:

Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
1. Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp
a) Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
b) Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
c) Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
2. Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.

Theo đó, khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ:

- Lý thuyết chiếm tối đa 25%;

- Thực hành chiếm tối thiểu 75%.

Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng được những yêu cầu nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo cụ thể như sau:

(1) Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo

Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:

- Tên nghề đào tạo; mã nghề;

- Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào;

- Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo;

- Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun, tín chỉ;

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm;

- Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, tín chỉ, khóa học; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.

- Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp;

- Phương pháp và thang điểm đánh giá;

- Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.

(2) Nội dung và cấu trúc của giáo trình đào tạo

Nội dung và cấu trúc của giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:

- Thông tin chung của giáo trình (tên mô - đun, tín chỉ, tên nghề đào tạo, trình độ đào tạo; tuyên bố bản quyền; lời giới thiệu; mục lục;...);

- Mã mô - đun, tín chỉ, vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình mô - đun;

- Nội dung của giáo trình mô - đun, tín chỉ; tên bài/chương; mã bài/chương; giới thiệu bài/chương; mục tiêu bài/chương; nội dung kiến thức, kỹ năng của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương (gồm: kiến thức, kỹ năng và quy trình, cách thức thực hiện công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun, tín chỉ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
5,958 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào