Số lượng cán bộ được bố trí thành tổ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là bao nhiêu người?

Tôi có thắc mắc là kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ dựa trên nguyên tắc nào? Số lượng cán bộ được bố trí thành tổ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là bao nhiêu người? Câu hỏi của anh Huy Hoàng (Quảng Bình).

Kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ dựa trên nguyên tắc nào?

phuong-tien-thuong-truc-san-sang-chua-chay-cuu-nan-cuu-ho

Số lượng cán bộ được bố trí thành tổ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là bao nhiêu người? (Hình từ Internet)

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:

Kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là hoạt động của Công an các cấp và người có thẩm quyền để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Theo Điều 2 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:

Nguyên tắc thường trực và kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Hoạt động thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo nguyên tắc tập trung mang tính chất của lực lượng vũ trang; tuân thủ quy định của pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và cấp trên.
2. Bảo đảm sẵn sàng lực lượng, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kịap thời.
3. Thời gian thường trực của Công an các đơn vị, địa phương thực hiện theo chế độ 24/24 giờ hằng ngày để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong mọi tình huống.
4. Công tác kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an toàn, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ trong đánh giá tình hình, kết quả công tác tại đơn vị được kiểm tra. Nghiêm cấm lợi dụng việc kiểm tra để trục lợi, cản trở, gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra.

Theo đó, kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ dựa trên nguyên tắc sau đây:

– Hoạt động thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo nguyên tắc tập trung mang tính chất của lực lượng vũ trang; tuân thủ quy định của pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và cấp trên.

– Bảo đảm sẵn sàng lực lượng, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ kịp thời.

– Thời gian thường trực của Công an các đơn vị, địa phương thực hiện theo chế độ 24/24 giờ hằng ngày để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong mọi tình huống.

– Công tác kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phải bảo đảm an toàn, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ trong đánh giá tình hình, kết quả công tác tại đơn vị được kiểm tra.

Nghiêm cấm lợi dụng việc kiểm tra để trục lợi, cản trở, gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra.

Số lượng cán bộ được bố trí thành tổ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là bao nhiêu người?

Theo Điều 7 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:

Trực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Cán bộ, chiến sĩ được bố trí thành các tổ thường trực tương ứng với đội hình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ bản để vận hành, sử dụng các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đưa vào thường trực, cụ thể:
1. Đối với xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi xe 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 04 chiến sĩ và 01 lái xe).
2. Đối với tàu chữa cháy: Bố trí mỗi tàu 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 07 chiến sĩ và 01 lái tàu).
3. Đối với ca nô chữa cháy, ca nô cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi ca nô 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 05 chiến sĩ và 01 lái ca nô).
4. Đối với xuồng chữa cháy, xuồng cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi xuồng 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 03 chiến sĩ và 01 lái xuồng).
5. Đối với các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới khác, căn cứ tính năng tác dụng của phương tiện và thiết kế của nhà sản xuất: Bố trí mỗi phương tiện 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 01 chiến sĩ điều khiển phương tiện và số lượng chiến sĩ theo thiết kế của nhà sản xuất).

Theo đó, các cán bộ, chiến sĩ được bố trí thành các tổ thường trực sẵn sàng chữa cháy tương ứng với đội hình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ bản để vận hành, sử dụng các phương tiện sau đây:

– Đối với xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi xe 01 tổ thường trực sẵn sàng chữa cháy (gồm 01 Tổ trưởng, 04 chiến sĩ và 01 lái xe).

– Đối với tàu chữa cháy: Bố trí mỗi tàu 01 tổ thường trực sẵn sàng chữa cháy (gồm 01 Tổ trưởng, 07 chiến sĩ và 01 lái tàu).

– Đối với ca nô chữa cháy, ca nô cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi ca nô 01 tổ thường trực sẵn sàng chữa cháy (gồm 01 Tổ trưởng, 05 chiến sĩ và 01 lái ca nô).

– Đối với xuồng chữa cháy, xuồng cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi xuồng 01 tổ thường trực sẵn sàng chữa cháy (gồm 01 Tổ trưởng, 03 chiến sĩ và 01 lái xuồng).

– Đối với các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới khác, căn cứ tính năng tác dụng của phương tiện và thiết kế của nhà sản xuất: Bố trí mỗi phương tiện 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 01 chiến sĩ điều khiển phương tiện và số lượng chiến sĩ theo thiết kế của nhà sản xuất).

Như vậy, tùy theo từng loại phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đưa vào thường trực mà xác định số lượng cán bộ, chiến sĩ của tổ thường trực sẵn sàng chữa cháy theo quy định nêu trên (tối thiểu là 04 người và tối đa là 09 người).

Yêu cầu đối với phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được quy định ra sao?

Theo Điều 8 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:

Phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang cấp phải bố trí đưa vào thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp cất giữ trong kho thì phải có phương án sẵn sàng sử dụng khi có lệnh điều động.
2. Các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đưa vào thường trực phải hoạt động bình thường, bảo đảm đồng bộ, đủ cơ số theo thiết kế của nhà sản xuất và phải sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho việc sử dụng.
3. Việc đỗ, neo đậu phương tiện phải bảo đảm phòng tránh các va đập gây hư hỏng và ở vị trí thuận lợi để kịp thời triển khai đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Theo đó, đối với phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cần đảm bảo các quy định sau:

– Phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được trang cấp phải bố trí đưa vào thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Trường hợp cất giữ trong kho thì phải có phương án sẵn sàng sử dụng khi có lệnh điều động.

– Các phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đưa vào thường trực phải hoạt động bình thường, bảo đảm đồng bộ, đủ cơ số theo thiết kế của nhà sản xuất và phải sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho việc sử dụng.

– Việc đỗ, neo đậu phương tiện phải bảo đảm phòng tránh các va đập gây hư hỏng và ở vị trí thuận lợi để kịp thời triển khai đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,492 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào