Số lợi bất hợp pháp thu giữ được từ hành vi vi phạm hành chính là giấy tờ có giá thì tiến hành xác định giá trị như thế nào?
- Số lợi bất hợp pháp thu giữ được từ hành vi vi phạm hành chính là giấy tờ có giá thì tiến hành xác định giá trị như thế nào?
- Việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Xác định số tiền phải nộp đối với tang vật là Giấy tờ có giá mà bị tiêu hủy trái pháp luật như thế nào?
Số lợi bất hợp pháp thu giữ được từ hành vi vi phạm hành chính là giấy tờ có giá thì tiến hành xác định giá trị như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định về xác định giá trị số lợi bất hợp pháp thu được là giấy tờ có giá như sau:
Xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá
1. Số lợi bất hợp pháp có được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
2. Giấy tờ có giá quy định tại khoản 1 Điều này là các loại giấy tờ có giá theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của Luật chuyên ngành.
3. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy.
Theo đó, số lợi bất hợp pháp có được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thi số lợi bất hợp pháp được xác định sẽ bằng với số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy.
Số lợi bất hợp pháp (Hình từ Internet)
Việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 65/2022/TT-BTC thì việc xác định số lợi bất hợp pháp được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
1. Việc xác định số lợi bất hợp pháp do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo từng lần.
Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước được thực hiện như dau:
- Việc xác định số lợi bất hợp pháp do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
- Số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo từng lần.
Xác định số tiền phải nộp đối với tang vật là Giấy tờ có giá mà bị tiêu hủy trái pháp luật như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định về Xác định số tiền phải nộp đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật như sau:
Xác định số tiền phải nộp đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp lại số tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp giấy tờ có giá là tang vật mà bị tiêu hủy trái pháp luật thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp lại số tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.