Số liệu thống kê chính thức là gì? Các mức độ của số liệu thống kê được công bố có gồm số liệu thống kê chính thức không?
Số liệu thống kê chính thức là gì?
Số liệu thống kê chính thức được giải thích tại khoản 15 Điều 3 Luật Thống kê 2015 như sau:
Số liệu thống kê chính thức là số liệu thống kê phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội đã diễn ra trong khoảng thời gian và không gian cụ thể đã được xử lý, tổng hợp, thẩm định và khẳng định.
Theo đó, số liệu thống kê chính thức là số liệu thống kê phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội đã diễn ra trong khoảng thời gian và không gian cụ thể đã được xử lý, tổng hợp, thẩm định và khẳng định.
Số liệu thống kê chính thức là gì? (Hình từ Internet)
Các mức độ của số liệu thống kê được công bố có gồm số liệu thống kê chính thức không?
Các mức độ của số liệu thống kê được công bố có gồm số liệu thống kê chính thức không, thì theo điểm c khoản 1 Điều 48 Luật Thống kê 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê 2021 như sau:
Công bố thông tin thống kê nhà nước
1. Các mức độ của số liệu thống kê được công bố gồm:
a) Số liệu thống kê ước tính;
b) Số liệu thống kê sơ bộ;
c) Số liệu thống kê chính thức.
2. Thẩm quyền công bố thông tin thống kê được quy định như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước công bố thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, trừ các thông tin thống kê quy định tại điểm a khoản này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin thống kê từ kết quả điều tra thống kê quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 của Luật này;
d) Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
3. Người có thẩm quyền công bố thông tin thống kê chịu trách nhiệm về thông tin đã công bố.
Theo đó, các mức độ của số liệu thống kê được công bố gồm:
- Số liệu thống kê ước tính;
- Số liệu thống kê sơ bộ;
- Số liệu thống kê chính thức.
Như vậy, các mức độ của số liệu thống kê được công bố gồm số liệu thống kê chính thức.
Thời hạn thẩm định kể từ ngày cơ quan thống kê trung ương nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định đối với số liệu thống kê chính thức là bao nhiêu ngày?
Thời hạn thẩm định kể từ ngày cơ quan thống kê trung ương nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định được quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Thống kê 2015 như sau:
Thẩm định số liệu thống kê của bộ, ngành trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
1. Hồ sơ thẩm định gồm văn bản đề nghị thẩm định, dự thảo số liệu thống kê, giải trình phạm vi, phương pháp tính và nguồn số liệu thu thập, tổng hợp.
2. Nội dung thẩm định gồm phạm vi, phương pháp tính và nguồn số liệu của chỉ tiêu.
3. Thời hạn thẩm định kể từ ngày cơ quan thống kê trung ương nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định được quy định như sau:
a) 03 ngày làm việc đối với số liệu thống kê ước tính;
b) 07 ngày làm việc đối với số liệu thống kê sơ bộ;
c) 20 ngày đối với số liệu thống kê chính thức.
4. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của cơ quan thống kê trung ương, bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình bằng văn bản và chỉnh lý số liệu thống kê do bộ, ngành thu thập, tổng hợp. Trường hợp bộ, ngành không tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan thống kê trung ương thì cơ quan thống kê trung ương tự quyết định và chịu trách nhiệm.
Thời hạn thẩm định kể từ ngày cơ quan thống kê trung ương nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định được quy định như sau:
- 03 ngày làm việc đối với số liệu thống kê ước tính;
- 07 ngày làm việc đối với số liệu thống kê sơ bộ;
- 20 ngày đối với số liệu thống kê chính thức.
Như vậy, thời hạn thẩm định kể từ ngày cơ quan thống kê trung ương nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định đối với số liệu thống kê chính thức là 20 ngày.
Trên cơ sở ý kiến thẩm định của cơ quan thống kê trung ương, bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình bằng văn bản và chỉnh lý số liệu thống kê do bộ, ngành thu thập, tổng hợp.
Trường hợp bộ, ngành không tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan thống kê trung ương thì cơ quan thống kê trung ương tự quyết định và chịu trách nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.