Số liệu báo cáo về kết quả tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm các nội dung nào? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ?
Số liệu báo cáo về kết quả tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm các nội dung nào?
Số liệu báo cáo về kết quả tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 06/2017/TT-BKHĐT như sau:
Số liệu báo cáo
1. Số liệu báo cáo về kết quả tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm các nội dung:
a) Kết quả lựa chọn nhà thầu theo mục đích sử dụng vốn;
b) Kết quả lựa chọn nhà thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu;
c) Kết quả lựa chọn nhà thầu theo lĩnh vực đấu thầu;
d) Số liệu về đấu thầu qua mạng.
Các số liệu quy định tại Khoản này được tổng hợp theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này.
2. Tổng hợp kết quả việc tuân thủ quy định về báo cáo định kỳ hàng năm của các cơ quan, đơn vị thuộc địa bàn, ngành, lĩnh vực phụ trách.
Số liệu quy định tại Khoản này được tổng hợp theo mẫu tại Phụ lục 3A và 3B Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì số liệu báo cáo về kết quả tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm các nội dung sau:
- Kết quả lựa chọn nhà thầu theo mục đích sử dụng vốn;
- Kết quả lựa chọn nhà thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu;
- Kết quả lựa chọn nhà thầu theo lĩnh vực đấu thầu;
- Số liệu về đấu thầu qua mạng.
Số liệu báo cáo về kết quả tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hàng năm?
Cơ quan có trách nhiệm thực hiện báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hàng năm được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 06/2017/TT-BKHĐT như sau:
Trách nhiệm báo cáo, cách thức và lộ trình thực hiện
1. Trách nhiệm báo cáo:
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu trên địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý của mình theo định kỳ hàng năm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu trên địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý của mình theo định kỳ hàng năm.
Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu bằng văn bản được thực hiện như thế nào?
Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu bằng văn bản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 06/2017/TT-BKHĐT như sau:
Trách nhiệm báo cáo, cách thức và lộ trình thực hiện
…
2. Cách thức thực hiện:
a) Đối với báo cáo bằng văn bản:
- Chủ đầu tư, bên mời thầu và Ủy ban nhân dân cấp huyện (trong trường hợp được phân cấp quyết định đầu tư) tổng hợp thông tin, số liệu quy định tại điểm a, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 9 và Điều 10 Thông tư này báo cáo đơn vị quản lý về đấu thầu theo yêu cầu về thời hạn báo cáo của các cơ quan này;
- Trên cơ sở báo cáo bằng văn bản của các chủ đầu tư, bên mời thầu và Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý, đơn vị quản lý về đấu thầu tổng hợp thông tin, số liệu theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Thông tư này báo cáo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 tổng hợp, báo cáo bằng văn bản gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo thời hạn quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu trên cả nước trình Thủ tướng Chính phủ theo thời hạn quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
b) Đối với việc gửi báo cáo và số liệu theo định dạng chuẩn trên Hệ thống mạng:
Việc gửi báo cáo và số liệu theo định dạng chuẩn được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể trên Hệ thống mạng nhưng phải đảm bảo tuân thủ thời hạn quy định tại điểm a Khoản này.
3. Lộ trình thực hiện:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 gửi báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hàng năm:
a) Theo hai hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này đối với báo cáo năm 2018 và năm 2019;
b) Trên Hệ thống mạng (gửi số liệu theo định dạng chuẩn trên Hệ thống mạng đồng thời đính kèm tập tin báo cáo bằng văn bản có chữ ký và đóng dấu dưới định dạng file PDF) đối với báo cáo từ năm 2020 trở đi.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu bằng văn bản được thực hiện như sau:
- Chủ đầu tư, bên mời thầu và Ủy ban nhân dân cấp huyện (trong trường hợp được phân cấp quyết định đầu tư) tổng hợp thông tin, số liệu quy định tại điểm a, đ, e, g và h khoản 1 Điều 9 và Điều 10 Thông tư này báo cáo đơn vị quản lý về đấu thầu theo yêu cầu về thời hạn báo cáo của các cơ quan này;
- Trên cơ sở báo cáo bằng văn bản của các chủ đầu tư, bên mời thầu và Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý, đơn vị quản lý về đấu thầu tổng hợp thông tin, số liệu theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Thông tư này báo cáo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 tổng hợp, báo cáo bằng văn bản gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo thời hạn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu trên cả nước trình Thủ tướng Chính phủ theo thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.