Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có được mở tài khoản bằng ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước không?
Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có được mở tài khoản bằng ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước không?
Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có được mở tài khoản bằng ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg cụ thể:
Thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
1. Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước; hạch toán độc lập, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
a) Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Exchange.
b) Tên viết tắt: VNX.
c) Trụ sở chính: Hà Nội.
...
Theo đó, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam được mở tài khoản bằng ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước.
Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam (Hình từ Internet)
Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có chức năng gì?
Chức năng của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg cụ thể:
Chức năng, nhiệm vụ
1. Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con có chức năng tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán; các chức năng khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
2. Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có nhiệm vụ chính sau đây:
a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
b) Xây dựng và ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán; ban hành tiêu chí giám sát giao dịch; ban hành chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
c) Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam; quản lý, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm của thành viên theo quy định của pháp luật chứng khoán và làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;
d) Giám sát Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các quy chế hoạt động nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và thực hiện nhiệm vụ giám sát quy định tại điểm b khoản 3 và điểm b Khoản 4 Điều này; giám sát chung hoạt động giao dịch chứng khoán, hoạt động công bố thông tin của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin; giám sát tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư hoạt động trên các thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ mới, sản phẩm mới; trực tiếp triển khai thực hiện hoặc giao Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện;
e) Hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán thông qua việc đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức; cung cấp dịch vụ về thông tin thị trường và thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch; cung cấp dịch vụ phát triển hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động;
g) Hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán với các Sở giao dịch Chứng khoán trên thế giới, các tổ chức quốc tế;
h) Quản lý, giám sát Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động;
i) Báo cáo, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường giao dịch chứng khoán; vi phạm của thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam; vi phạm của nhà đầu tư, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật;
k) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
...
Như vậy, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có chức năng tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán;
Các chức năng khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Các công ty nào do Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập?
Các công ty do Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg cụ thể:
Thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
...
2. Các công ty do Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập bao gồm:
a) Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
b) Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
3. Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Như vậy, các công ty do Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập bao gồm:
- Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
- Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.