Sinh viên xảy ra tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì người sử dụng lao động có phải chịu trách nhiệm hay không?
- Sinh viên xảy ra tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì người sử dụng lao động có phải chịu trách nhiệm hay không?
- Sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì chi phí điều trị sẽ do người sử dụng lao động hay cơ sở giáo dục chi trả?
- Mức hỗ trợ cho sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành được pháp luật quy định như thế nào?
Sinh viên xảy ra tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì người sử dụng lao động có phải chịu trách nhiệm hay không?
Căn cứ Điều 70 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề, thử việc như sau:
An toàn, vệ sinh lao động đối với học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề, thử việc
1. Cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động cho học sinh, sinh viên, người học nghề trong thời gian thực hành, học nghề như đối với người lao động quy định tại các điều 15, 16, 18, 19, 20, 23, 24, 25 và khoản 1 Điều 27 của Luật này.
2. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động tại Luật này, kể cả trường hợp bị tai nạn lao động.
3. Học sinh, sinh viên, người học nghề trong thời gian thực hành, học nghề, tập nghề phải tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề.
Trường hợp học sinh, sinh viên trong thời gian thực hành bị tai nạn lao động thì được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động tại Luật này, kể cả trường hợp bị tai nạn lao động.
Sinh viên xảy ra tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì người sử dụng lao động có phải chịu trách nhiệm hay không? (Hình từ Internet)
Sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì chi phí điều trị sẽ do người sử dụng lao động hay cơ sở giáo dục chi trả?
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc chi trả chi phí điều trị đối với sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành như sau:
Hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành
Trách nhiệm hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành theo Khoản 3 Điều 70 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
...
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị ổn định cho học sinh, sinh viên bị tai nạn như sau:
a) Tạm ứng và thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh Mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với học sinh, sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế.
...
Theo đó, trường hợp sinh viên bị tai bạn lao động trong thời gian thực hành thì cơ sở giáo dục sẽ thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho sinh viên bị tai nạn, cụ thể như sau:
- Tạm ứng và thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh Mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế;
- Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với học sinh, sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế.
Như vậy, việc chi trả chi phí điều trị cho sinh viên bị tai nạn lao động sẽ do cơ sở giáo dục chi trả chứ không phải do người sử dụng lao động thực hiện.
Mức hỗ trợ cho sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 33 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về hạn mức chi trả 01 lần bằng tiền cho sinh viên bị tai nạn lao động như sau:
Hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành
Trách nhiệm hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành theo Khoản 3 Điều 70 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
...
4. Hỗ trợ 01 lần bằng tiền cho học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 0,6 lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% mức suy giảm khả năng lao động được hỗ trợ thêm 0,16 lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất bằng 12 lần mức lương cơ sở cho học sinh, sinh viên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân học sinh, sinh viên bị chết do tai nạn lao động;
c) Thực hiện hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày có giấy báo tử đối với trường hợp bị chết do tai nạn.
...
Như vậy, mức hỗ trợ 01 lần bằng tiền cho học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động với mức như sau:
- Ít nhất bằng 0,6 lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% mức suy giảm khả năng lao động được hỗ trợ thêm 0,16 lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- Ít nhất bằng 12 lần mức lương cơ sở cho học sinh, sinh viên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân học sinh, sinh viên bị chết do tai nạn lao động;
- Thực hiện hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày có giấy báo tử đối với trường hợp bị chết do tai nạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.