Sinh viên ngành điều dưỡng có giảm học phí hay không? Nếu có thì mức giảm học phí được quy định thế nào?

Theo tìm hiểu thì đối tượng được miễn giảm học phí 70% bao gồm sinh viên ngành nặng nhọc độc hại, nguy hiểm. Vậy, ngành điều dưỡng thì có trong danh mục nghề nặng nhọc, độc hại không? câu hỏi của chị V (Hải Phòng).

Ngành điều dưỡng có thuộc Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không?

Theo Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

DANH MỤC

NGÀNH, NGHỀ HỌC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên gọi

Tên gọi

57203

Điều dưỡng - Hộ sinh

67203

Điều dưỡng - Hộ sinh

5720301

Điều dưỡng

6720301

Điều dưỡng

5720303

Hộ sinh

6720303

Hộ sinh

Như vậy, ngành điều dưỡng là một trong những ngành nghề thuộc Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Sinh viên ngành điều dưỡng có giảm học phí hay không? Nếu có thì mức giảm học phí được quy định thế nào?

Sinh viên ngành điều dưỡng có giảm học phí hay không? Nếu có thì mức giảm học phí được quy định thế nào? (hình từ internet)

Sinh viên ngành điều dưỡng có giảm học phí hay không? Nếu có thì mức giảm học phí được quy định thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định:

Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
...

Theo quy định nêu trên học sinh sinh viên học một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định sẽ được giảm 70% học phí.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý câu từ tại Điều 16 đề cập "một số nghề học" tức là chỉ có một số nghề nằm trong Danh mục mới được hưởng chế độ giảm 70% học phí chứ không phải toàn bộ các nghề học trong danh mục đều được giảm học phí.

Do đó, sinh viên ngành điều dưỡng trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có thể được giảm học phí và nếu được giảm thì mức giảm học phí là 70%.

Điều dưỡng trình độ cao đẳng là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 8 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Điều dưỡng trình độ cao đẳng là ngành nghề về chăm sóc sức khỏe người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Điều dưỡng là người đảm nhận việc chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh; trực tiếp theo dõi và hỗ trợ cho bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu. Phạm vi công việc của điều dưỡng khác nhau tùy theo các cơ sở y tế, vị trí việc làm. Tuy nhiên, công việc chủ yếu chung nhất của nghề điều dưỡng là: điều dưỡng tiếp đón, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng, điều dưỡng dinh dưỡng, điều dưỡng cộng đồng.
Để hành nghề, người điều dưỡng phải có sức khỏe tốt, có ý đức, có đủ kiến thức về chính trị, pháp luật, kiến thức về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.505 giờ (tương đương 86 tín chỉ).

Theo đó, điều dưỡng trình độ cao đẳng được hiểu là ngành nghề về chăm sóc sức khỏe người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc của nghề làm nghề điều dưỡng là đảm nhận việc chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh; trực tiếp theo dõi và hỗ trợ cho bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu.

Phạm vi công việc của điều dưỡng khác nhau tùy theo các cơ sở y tế, vị trí việc làm.

Tuy nhiên, công việc chủ yếu chung nhất của nghề điều dưỡng là: điều dưỡng tiếp đón, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng, điều dưỡng dinh dưỡng, điều dưỡng cộng đồng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,652 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào