Sinh viên khi thuê trọ bị thu giá điện phòng trọ cao hơn giá nhà nước thì chủ trọ bị phạt như thế nào?

Em là sinh viên năm nhất, em có ký hợp đồng thuê nhà trọ 12 tháng và đã được đăng ký tạm trú tại phường. Em nghe nói khi thuê mà bị chủ trọ thu giá điện phòng trọ cao hơn giá nhà nước là trái pháp luật. Vậy em muốn hỏi với giá điện phòng trọ là 4.000đ/kWh thì có đúng quy định không? Chủ trọ thu giá điện phòng trọ cao thì bị xử phạt như thế nào?

Giá bán điện được áp dụng như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 16/2014/TT-BCT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BCT quy định như sau:

1. Giá bán điện phải áp dụng theo đúng đối tượng và mục đích sử dụng điện theo quy định tại Thông tư này.
Bên mua điện có trách nhiệm kê khai đúng mục đích sử dụng điện để tính giá bán điện theo quy định của Thông tư này.
Trường hợp có thay đổi mục đích sử dụng điện làm thay đổi giá áp dụng, bên mua điện phải thông báo cho bên bán điện trước 15 ngày để điều chỉnh việc áp giá trong hợp đồng theo đúng mục đích sử dụng. Bên bán điện phải kiểm tra và kịp thời áp dụng giá bán điện theo đúng đối tượng quy định.
Trường hợp áp dụng giá sai mục đích sử dụng điện gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện, phải tiến hành truy thu hoặc thoái hoàn tiền điện. Trường hợp không xác định rõ thời điểm áp dụng sai giá thì được tính với thời gian là 12 tháng kể từ thời điểm phát hiện trở về trước.
2. Trường hợp bên mua điện sử dụng điện cho nhiều mục đích khác nhau:
a) Đối với khách hàng ký hợp đồng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt sau một công tơ nhưng có sử dụng một phần cho các mục đích khác (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt cho toàn bộ sản lượng điện năng đo đếm được tại công tơ đó;
b) Đối với khách hàng ký hợp đồng sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt sau một công tơ thì hai bên mua, bán điện căn cứ theo tình hình sử dụng điện thực tế để thỏa thuận tỷ lệ điện sử dụng cho mỗi loại mục đích.
c) Đối với khu đô thị, chung cư cao tầng, chủ đầu tư đã bàn giao nhà cho khách hàng nhưng chưa làm thủ tục thanh quyết toán tài sản để bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý: Trong thời gian chờ bàn giao lưới điện và khách hàng sử dụng điện, hai bên mua, bán điện căn cứ theo tình hình sử dụng điện thực tế để thỏa thuận tỷ lệ sản lượng điện áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt và sản lượng điện áp dụng giá bán lẻ điện cho các mục đích ngoài mục đích sinh hoạt (sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp) làm cơ sở áp dụng giá bán điện. Đối với điện năng sử dụng cho mục đích sinh hoạt, áp dụng giá bán điện theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện sinh hoạt (căn cứ theo mục đích sử dụng điện thực tế, hợp đồng mua bán nhà, biên bản bàn giao căn hộ, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn).
3. Trong ngày thay đổi giá điện theo quy định tại Quyết định về biểu giá bán điện được Bộ Công Thương ban hành, bên bán điện phải chốt chỉ số của toàn bộ công tơ đang vận hành trên lưới, trừ các công tơ bán lẻ điện sinh hoạt.
Việc chốt chỉ số của các công tơ ba giá, công tơ trạm chuyên dùng, công tơ tổng bán buôn điện phải có xác nhận của đại diện khách hàng hoặc người làm chứng hoặc theo phương thức do hai bên thỏa thuận.

Như vậy tùy theo đối tượng và mục đích sử dụng điện thì giá bán điện sẽ được áp dụng theo cách khác nhau.

Sinh viên khi thuê trọ bị thu giá điện phòng trọ cao hơn giá nhà nước thì chủ trọ bị phạt như thế nào?

Sinh viên khi thuê trọ bị thu giá điện phòng trọ cao hơn giá nhà nước thì chủ trọ bị phạt như thế nào?

Giá điện phòng trọ đối với sinh viên được quy định thư thế nào?

Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT (Sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BCT) quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình) như sau:

- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);

- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện

theo quy định trên căn cứ để bên bán điện tính số định mức là sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn. Như vậy trong trường hợp của bạn đã ký hợp đồng thuê nhà 12 tháng và có đăng ký tạm trú tại phường thì sẽ được tính giá tiền điện theo định mức.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt năm 2022 đối với sinh viên thuê trọ được quy định thế nào?

Theo quy định của Mục 4.1 Phụ lục Giá bán điện ban hành kèm theo Quyết định số 648/QĐ-BCT năm 2019 thì giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc, theo cách tính lũy tiến với mức giá như sau:

Bậc 1: Từ 0 – 50 kWh: 1.678 đồng/kWh.

Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: 1.734 đồng/kWh.

Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: 2.014 đồng/kWh.

Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: 2.536 đồng/kWh.

Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh: 2.834 đồng/kWh.

Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên: 2.927 đồng/kWh.

Giá trên chưa bao gồm 10% thuế VAT. Căn cứ Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định tiêu thụ điện sẽ áp dụng thuế suất VAT là 10%

Chủ nhà thu giá điện phòng trọ cao hơn giá nhà nước sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp chủ nhà trọ mua điện theo giá bán lẻ điện với mục đích sinh hoạt, nhưng thu giá điện phòng trọ cao hơn so với giá theo quy định của nhà nước thì sẽ bị xử phạt hành chính.

Căn cứ khoản 6, khoản 11 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (Sửa đổi theo khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022) quy định như sau:

Đối với hành vi người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài các hình thức xử phạt hành chính, các nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 8 và khoản 9 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,455 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào