Sinh viên học ngành luật kinh tế muốn hành nghề luật sư thì cần đáp ứng những điều kiện nào theo quy định?
Sinh viên học ngành luật kinh tế muốn hành nghề luật sư thì cần đáp ứng những điều kiện nào theo quy định?
Điều kiện hành nghề luật sư được quy định tại Điều 11 Luật Luật sư 2006 như sau:
Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Theo đó, để có thể hành nghề luật sư, sinh viên học ngành luật kinh tế cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
- Có phẩm chất đạo đức tốt,
- Có bằng cử nhân luật,
- Đã được đào tạo nghề luật sư,
- Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư,
- Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Theo hướng dẫn tại Chương II Luật Luật sư 2006 thì quy trình cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập Đoàn luật sư được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Người có bằng cử nhân luật kinh tế đăng ký tham dự khoá đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
Thời gian đào tạo nghề luật sư là sáu tháng.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư sẽ được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Bước 2: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư, cá nhân cần đăng ký tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
Bước 3: Người tập sự hành nghề luật sư đã hoàn thành thời gian tập sự thì tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Bước 4: Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Bước 5: Sau khi được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, cá nhân có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.
Người gia nhập Đoàn luật sư được Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư theo đề nghị của Đoàn luật sư.
Thời hạn cấp Thẻ luật sư không quá ba mươi ngày, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư.
Sinh viên học ngành luật kinh tế muốn hành nghề luật sư thì cần đáp ứng những điều kiện nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Sinh viên học ngành luật kinh tế có thể hành nghề luật sư theo những hình thức nào?
Hình thức hành nghề luật sư được quy định tại Điều 23 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:
Hình thức hành nghề của luật sư
Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:
1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư;
2. Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
Như vậy, theo quy định, sinh viên học ngành luật kinh tế sau khi đã đáp ứng tất cả các điều kiện thì có thể hành nghề luật sư theo một trong hai hình thức sau đây:
(1) Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư;
(2) Hành nghề với tư cách (tức là làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư).
Phạm vi hành nghề luật sư được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Luật sư 2006 quy định về phạm vi hành nghề luật sư như sau:
(1) Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
(2) Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
(3) Thực hiện tư vấn pháp luật.
(4) Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
(5) Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư 2006.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.