Siêu âm đầu dò âm đạo là gì? Giá dịch vụ khi siêu âm thai đầu dò âm đạo được quy định như thế nào?

Siêu âm đầu dò âm đạo là gì? Giá dịch vụ khi siêu âm thai đầu dò âm đạo được quy định như thế nào? Lao động nữ đi khám thai định kỳ thì có được hưởng bảo hiểm y tế hay không? Câu hỏi của chị N.K.L (Cà Mau).

Siêu âm đầu dò âm đạo là gì? Giá dịch vụ siêu âm thai đầu dò âm đạo được quy định như thế nào?

Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm vùng chậu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để thăm khám, chẩn đoán phát hiện các bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung của chị em.

Phương pháp áp dụng kỹ thuật sử dụng sóng âm tần cao tiếp xúc qua ngõ âm đạo để hiển thị hình ảnh chuyên sâu, có độ chính xác cao. Bác sĩ sẽ thao tác chèn một đầu dò siêu âm khoảng 2 đến 3 inch vào ống âm đạo. Qua đó, tình trạng sức khỏe của các cơ quan bên trong sẽ được xác định, chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.

Giá dịch vụ siêu âm thai đầu dò âm đạo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT, cụ thể như sau:

STT

TT 37 (*)

Mã dịch vụ

Tên dịch vụ

Giá bao gồm chi phí trực tiếp, tiền lương

Ghi chú

2

3

4

5

6

A


CHẨN ĐOÁN BẰNG HÌNH ẢNH



I


Siêu âm



1

04C1.1.3

Siêu âm

49.300


2

03C4.1.3

Siêu âm + đo trục nhãn cầu

81.300


3


Siêu âm đầu dò âm đạo, trực trăng

186.000


4

03C4.1.1

Siêu âm Doppler màu tim hoặc mạch máu

233.000


5

03C4.1.6

Siêu âm Doppler màu tim + cản âm

268.000


6

03C4.1.5

Siêu âm tim gắng sức

598.000


7

04C1.1.4

Siêu âm Doppler màu tim 4 D (3D REAL TIME)

468.000

Chỉ áp dụng trong trường hợp chỉ định để thực hiện các phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch.

8

04C1.1.5

Siêu âm Doppler màu tim hoặc mạch máu qua thực quản

816.000


9

04C1.1.6

Siêu âm trong lòng mạch hoặc Đo dự trữ lưu lượng động mạch vành FFR

2.023.000

Chưa bao gồm bộ đầu dò siêu âm, bộ dụng cụ đo dụ trữ lưu lượng động mạch vành và các dụng cụ để đưa vào lòng mạch.

Theo đó, nếu lao động nữ chọn siêu âm thai dịch vụ bằng đầu dò âm đạo thì chi phí cho mỗi lần siêu âm là 186.000 đồng.

Siêu âm đầu dò âm đạo là gì? Giá dịch vụ khi siêu âm thai đầu dò âm đạo được quy định như thế nào?

Siêu âm đầu dò âm đạo là gì? Giá dịch vụ khi siêu âm thai đầu dò âm đạo được quy định như thế nào? (hình từ internet)

Lao động nữ đi khám thai định kỳ thì có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?

Tại Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:

Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Theo quy định này thì trường hợp lao động nữ đi khám thai định kỳ thì được hưởng bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên cần lưu ý, với trường hợp chi phí khám thai định kỳ đã được ngân sách nhà nước chi trả hoặc lao động nữ thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị thì không được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008:

Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
...

Lao động nữ đi siêu âm thai tại bệnh viện thì được ưu tiên khám trước đúng không?

Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:

Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
5. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
6. Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, lao động nữ đi siêu âm thai thuộc một trong các trường hợp được ưu tiên. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Siêu âm thai
Bảo hiểm y tế Tải trọn bộ các văn bản quy định về Bảo hiểm y tế hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì khi khám chữa bệnh có thể dùng giấy chứng sinh, giấy khai sinh để thay thế không?
Pháp luật
Sinh viên khi đi khám bệnh xuất trình thẻ bảo hiểm y tế nhưng chưa có ảnh thì có được hưởng ưu đãi có trong bảo hiểm hay không?
Pháp luật
Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên hiện nay là bao nhiêu? Được ngân sách nhà nước hỗ trợ thế nào?
Pháp luật
Bảo hiểm y tế có được tích hợp thông tin vào thẻ căn cước không? Thủ tục tích hợp thẻ bảo hiểm y tế và thẻ căn cước như thế nào?
Pháp luật
Bạn gái tự ý phá thai thì có thể đi kiện được không? Có thể sử dụng bảo hiểm y tế để chi trả chi phí nạo phá thai không?
Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn cấp lại BHYT online 2024 qua Cổng dịch vụ công Quốc gia? Cách xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế online thế nào?
Pháp luật
Mức hưởng BHYT 5 năm liên tục hiện nay là bao nhiêu? Đóng bảo hiểm 05 năm liên tục sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Hỗ trợ 100% tiền đóng BHYT đối với người khuyết tật, hộ cận nghèo, người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên tại Hà Nội từ 1/1/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Siêu âm thai
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,096 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Siêu âm thai Bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Siêu âm thai Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào