Sĩ quan Công an nhân dân thăng cấp bậc hàm Thiếu tá khi mới có 32 tuổi có đúng quy định pháp luật không?

Cho hỏi trường hợp sĩ quan Công an nhân dân tốt nghiệp Đại học ra trường được phong cấp bậc hàm Thiếu úy năm 22 tuổi đến năm 32 tuổi (10 năm sau) được phong cấp bậc hàm Thiếu tá. Vậy cho hỏi có đúng quy định pháp luật không? - câu hỏi của anh T.H . (Bình Phước)

Sĩ quan Công an nhân dân thăng cấp bậc hàm Thiếu tá khi mới có 32 tuổi có đúng quy định pháp luật không?

Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm được quy định theo khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:

Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
...
2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;
Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;
b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;
c) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;
d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
...

Căn cứ trên quy định về thời hạn xét thăng cấp bậc hàm như sau:

- Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;

- Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;

- Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;

- Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;

Theo quy định nêu trên, thông thường từ Thiếu úy Công an nhân dân lên Thiếu tá Công an nhân dân cần ít nhất 12 năm. Tức sinh viên tốt nghiệp Đại học ra trường được phong cấp bậc hàm Thiếu úy năm 22 tuổi thì ít nhất đến năm 34 tuổi mới được thăng cấp bậc hàm Thiếu tá.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định về các trường hợp được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc.

Như vậy, trong trường hợp này chỉ 10 năm từ Thiếu úy được thăng cấp bậc hàm lên Thiếu tá Công an nhân dân vẫn có khả năng xảy ra theo đúng quy định pháp luật khi trong thời gian này sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm trước hạn; xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc.

thăng cấp bậc hàm Thiếu tá

Sĩ quan Công an nhân dân thăng cấp bậc hàm Thiếu tá khi mới có 32 tuổi có đúng quy định pháp luật không? (Hình từ Internet)

Ai có quyền quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm Thiếu tá?

Thẩm quyền quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc được quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:

Thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc
...
3. Chủ tịch nước quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm cấp tướng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Đại tá trở xuống.
...

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công an có quyền quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm Thiếu tá.

Thủ tục thăng cấp bậc hàm Thiếu tá Công an nhân dân như thế nào?

Thủ tục thăng cấp bậc hàm Thiếu tá Công an nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:

Thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm trong Công an nhân dân
1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng.
Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ.

Theo quy định nêu trên thì Bộ trưởng Bộ Công an quy định thủ tục thăng cấp bậc hàm Thiếu tá Công an nhân dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

8,328 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào