Sau khi tốt nghiệp ngành sửa chữa thiết bị may trình độ trung cấp người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?

Chị ơi cho em hỏi: Sau khi tốt nghiệp ngành sửa chữa thiết bị may trình độ trung cấp người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào? Học xong ngành này có thể làm những công việc nào? Đây là câu hỏi của bạn Ngọc Sương ở Đà Nẵng.

Sau khi tốt nghiệp ngành sửa chữa thiết bị may trình độ trung cấp người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Kỹ năng
- Sử dụng được các trang thiết bị, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi các chi tiết máy, cơ cấu máy trong thiết bị may;
- Xây dựng được qui trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chỉnh và phương án thay thế chi tiết, cụm chi tiết máy trong máy may một kim, máy may hai kim, máy thùa khuyết đầu bằng, máy đính cúc, máy vắt sổ đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chỉnh được phần cơ khí máy may một kim, hai kim, thùa đầu bằng, đính cúc, vắt sổ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Tháo, lắp, bảo dưỡng, sửa chữa được mạch nguồn, mạch điều khiển, động cơ, nam châm điện trong các máy may một kim điện tử, hai kim điện tử đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Gia công, gá lắp và hiệu chỉnh được cữ cuốn xỏa ngửa, cữ cuốn gấu kín mép, cữ cuốn nẹp liền kín mép áo sơ mi trên máy một kim đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Phát hiện kịp thời và xử lý được các sai hỏng thường gặp của máy may một kim, máy may hai kim, máy thùa khuyết đầu bằng, máy đính cúc, máy vắt sổ và cữ, gá trong ngành may;
- Tổ chức được quá trình bán thiết bị may và thực hiện được việc chuyển giao công nghệ cho nhà máy may;
- Sử dụng đúng các trang bị bảo hộ lao động và phòng cháy chữa cháy cơ bản;
- Đọc hiểu được một số thông số của các linh kiện điện tử thường dùng trong thiết bị may;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành sửa chữa thiết bị may trình độ trung cấp người học phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

thiết bị may

Ngành sửa chữa thiết bị may (Hình từ Internet)

Người học ngành sửa chữa thiết bị may trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sửa chữa máy may cơ bản;
- Sửa chữa máy may chuyên dùng;
- Kinh doanh thiết bị may;
- Chế tạo cữ gá ngành may;
- Chuyển giao công nghệ cho các hãng sản xuất thiết bị may.

Như vậy, người học ngành sửa chữa thiết bị may trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:

- Sửa chữa máy may cơ bản;

- Sửa chữa máy may chuyên dùng;

- Kinh doanh thiết bị may;

- Chế tạo cữ gá ngành may;

- Chuyển giao công nghệ cho các hãng sản xuất thiết bị may.

Người học ngành sửa chữa thiết bị may trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy định của doanh nghiệp;
- Tích cực học hỏi, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp;
- Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị đối với năng suất, chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp may;
- Tuân thủ tuyệt đối quy trình kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa máy may một kim, máy may hai kim, máy thùa khuyết đầu bằng, máy đính cúc, máy vắt sổ đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị dụng cụ trong quá trình làm việc;
- Tuân thủ quy trình tổ chức được quá trình kinh doanh thiết bị may và chuyển giao công nghệ cho nhà máy may;
- Cẩn thận, khoa học, linh hoạt trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế;
- Chịu trách nhiệm cá nhân, chịu sự giám sát kết quả làm việc của cấp trên trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các chi tiết, cụm chi tiết trong thiết bị may đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn;
- Làm việc độc lập hoặc tham gia làm việc nhóm trong điều kiện môi trường biến động; đánh giá được kết quả thực hiện công việc của cá nhân; giám sát quá trình sửa chữa của các thành viên được phân công; chịu trách nhiệm một phần về kết quả làm việc của nhóm.

Như vậy, người học ngành sửa chữa thiết bị may trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

607 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào