Sau khi phẫu thuật chuyển gân chi thì việc theo dõi các biến chứng như thế nào? Chống chỉ định đối với trường hợp nào?
Sau khi phẫu thuật chuyển gân chi thì việc theo dõi các biến chứng như thế nào?
Phẫu thuật chuyển gân chi là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chuyển gân chi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN CHI
VI.THEO DÕI NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG
1. Theo dõi
- Dùng kháng sinh, giảm đau, chống phù nề 5-7 ngày.
- Rút dẫn lưu sau 48 giờ
2. Tai biến và xử trí
- Nhiễm khuẩn vết mổ: thay băng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
- Chảy máu: băng ép.
...
Theo đó, sau khi người bệnh thực hiện phẩu thuật chuyển gân chi (Chuyển gân chày sau, chày trước, cơ mác bên dài) thì người bệnh phải được theo dõi dùng kháng sinh, giảm đau, chống phù nề 5-7 ngày. Kèm theo đó là rút dẫn lưu sau 48 giờ.
Về phần tai biến và cách xử trí thì người bệnh phải chú ý nhiễm khuẩn vết mổ: thay băng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Chảy máu: băng ép nếu có.
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi phẫu thuật chuyển gân chi (Chuyển gân chày sau, chày trước, cơ mác bên dài) thì phải chú ý các chi tiết trên của người bệnh và đồng thời theo dõi về tai biến của họ.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Phẫu thuật chuyển gân chi sẽ chống chỉ định đối với trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chuyển gân chi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN CHI
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Liệt TK quay
- Liệt TK chày sau
- Liệt TK mác chung
- Co cứng cơ bệnh lý
- Tổn thương gân bệnh lý hoặc chấn thương không hồi phục
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Vết thương phần mềm viêm nhiễm
- Còn rối loạn dinh dưỡng nặng: sưng nề, nhiều nốt phỏng...
- Có các bệnh toàn thân nặng chưa điều trị ổn định: đái tháo đường, cao huyết áp...
- Tổn thương ĐRTK cánh tay, thắt lưng cùng, nhiều dây TK phối hợp.
Theo đó, phẫu thuật chuyển gân chi sẽ được chỉ định trong trường hợp:
- Liệt TK quay
- Liệt TK chày sau
- Liệt TK mác chung
- Co cứng cơ bệnh lý
- Tổn thương gân bệnh lý hoặc chấn thương không hồi phục
Tuy nhiên, ngược lại thì những trường hợp chống chỉ định trong phẫu thuật sẽ bao gồm:
- Vết thương phần mềm viêm nhiễm
- Còn rối loạn dinh dưỡng nặng: sưng nề, nhiều nốt phỏng...
- Có các bệnh toàn thân nặng chưa điều trị ổn định: đái tháo đường, cao huyết áp...
- Tổn thương ĐRTK cánh tay, thắt lưng cùng, nhiều dây TK phối hợp.
Như vậy, theo quy định trên thì phẫu thuật chuyển gân chi (Chuyển gân chày sau, chày trước, cơ mác bên dài) nếu người bệnh có Vết thương phần mềm viêm nhiễm; Còn rối loạn dinh dưỡng nặng: sưng nề, nhiều nốt phỏng... hoặc có các bệnh toàn thân nặng chưa điều trị ổn định: đái tháo đường, cao huyết áp... thì sẽ không được tiến hành phẫu thuật.
Các bước phẫu thuật chuyển gân chi sẽ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chuyển gân chi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN CHI
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
2. Người bệnh: vệ sinh sạch sẽ. Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.
3. Phương tiện: bộ dụng cụ phẫu thuật thông thường.
4. Hồ sơ bệnh án: theo qui định
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: gây mê nội khí quản hoặc gây tê đám rối
2. Kỹ thuật:
- Phẫu thuật chuyển gân chày sau trong điều trị liệt TK mác chung
+ Bộc lộ gân cơ chày sau
+ Chuyển điểm bám gân chày sau qua màng liên cốt ra trước mu chân
+ Cố định vào xương chêm 2 hoặc 3 bằng vis
+ Khâu da, cố định tư thế cổ chân
- Phẫu thuật Boyes trong điều trị liệt TK quay:
+ Bộc lộ các gân
+ Khâu gân cơ sấp tròn vào cơ duỗi cổ tay quay ngắn
+ Khâu xuyên gân gấp nông ngón 4 qua gân cơ duỗi dài ngón 1 và duỗi riêng ngón 2
+ Khâu xuyên gân gấp nông ngón 3 qua gân cơ duỗi chung
+ Khâu xuyên gân cơ gấp cổ tay quay qua gân dạng dài, duỗi ngắn ngón 1
+ Kiểm tra biên độ vận động khớp
+ Khâu da, cố định tư thế cổ tay và các ngón
...
Trước hết ở khâu chuẩn bị có nêu cụ thể rằng người thực hiện sẽ là phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
Người bệnh: vệ sinh sạch sẽ. Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.
Phương tiện: bộ dụng cụ phẫu thuật thông thường.
Phương tiện: bộ dụng cụ phẫu thuật thông thường.
Tiếp đến, người thực hiện sẽ tiến hành các bước lần lượt như:
- Vô cảm: gây mê nội khí quản hoặc gây tê đám rối
- Kỹ thuật:
- Phẫu thuật chuyển gân chày sau trong điều trị liệt TK mác chung
+ Bộc lộ gân cơ chày sau
+ Chuyển điểm bám gân chày sau qua màng liên cốt ra trước mu chân
+ Cố định vào xương chêm 2 hoặc 3 bằng vis
+ Khâu da, cố định tư thế cổ chân
- Phẫu thuật Boyes trong điều trị liệt TK quay:
+ Bộc lộ các gân
+ Khâu gân cơ sấp tròn vào cơ duỗi cổ tay quay ngắn
+ Khâu xuyên gân gấp nông ngón 4 qua gân cơ duỗi dài ngón 1 và duỗi riêng ngón 2
+ Khâu xuyên gân gấp nông ngón 3 qua gân cơ duỗi chung
+ Khâu xuyên gân cơ gấp cổ tay quay qua gân dạng dài, duỗi ngắn ngón 1
+ Kiểm tra biên độ vận động khớp
+ Khâu da, cố định tư thế cổ tay và các ngón
Như vậy, theo quy định trên thì phẫu thuật chuyển gân chi sẽ được thực hiện theo các bước quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.