Sau khi chia tách thì doanh nghiệp mới phải ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính như thế nào?

Cho tôi hỏi sau khi chia tách thì doanh nghiệp mới thì phải ghi sổ kế toán và trình bày Báo cáo tài chính như thế nào? Đối với Bảng Cân đối kế toán thì cần phải ghi và trình bày ra sao vậy? - Chị Minh Tâm (Đồng Nai).

Sau khi chia tách thì doanh nghiệp mới thì phải ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính như thế nào?

Căn cứ theo Điều 105 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định khi chia tách một doanh nghiệp thành nhiều doanh nghiệp mới có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp bị chia tách phải tiến hành khoá sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, trong kỳ kế toán đầu tiên sau khi chia tách thì doanh nghiệp mới phải ghi sổ kế toán và trình bày Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau đây:

(1) Đối với sổ kế toán phản ánh tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:

- Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên sổ kế toán của doanh nghiệp cũ được ghi nhận là số phát sinh trên sổ kế toán của doanh nghiệp mới.

- Dòng số dư đầu kỳ trên sổ kế toán của doanh nghiệp mới không có số liệu.

(2) Đối với Bảng Cân đối kế toán:

Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của doanh nghiệp cũ trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số phát sinh của doanh nghiệp mới và được trình bày trong cột “Số cuối năm”. Cột “Số đầu năm” không có số liệu.

(3) Đối với Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ:

Chỉ trình bày số liệu kể từ thời điểm chuyển đổi đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên trong cột “Kỳ này”. Cột “Kỳ trước” không có số liệu.

Sổ kế toán

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính khi chia tách doanh nghiệp (Hình từ Internet)

Các công việc kế toán cần phải thực hiện sau khi chia tách doanh nghiệp?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Kế toán 2015 và Điều 44 Luật Kế toán 2015 thì khi chia tác doanh nghiệp cần phải thực hiện những công việc kế toán sau đây:

(1) Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán

- Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

- Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

- Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.

- Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán 2015.

(2) Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán

- Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;

- Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

- Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 41 Luật Kế toán 2015.

- Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán 2015.

Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 29 Luật Kế toán 2015 quy định cụ thể việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:

- Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;

- Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;

- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;

- Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Một số lưu ý:

- Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:

+ Báo cáo tình hình tài chính;

+ Báo cáo kết quả hoạt động;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

+ Thuyết minh báo cáo tài chính;

+ Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

Đối với báo cáo tài chính nhà nước thì sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Kế toán 2015.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
11,058 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào