Sau khi bị bắt giữ tàu biển có phải chủ tàu sẽ phải chịu các chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ không?

Chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển được thanh toán theo nguyên tắc nào theo quy định của pháp luật? Sau khi bị bắt giữ có phải chủ tàu biển sẽ phải chịu các chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ không? Câu hỏi của anh Nam (Vĩnh Phúc).

Chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển được thanh toán theo nguyên tắc nào theo quy định của pháp luật?

Theo Điều 10 Nghị định 57/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển
1. Chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển bao gồm chi phí thực hiện việc bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án, chi phí giám sát tàu biển trong thời gian bị bắt giữ và chi phí truy đuổi tàu biển (nếu có).
2. Chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển được thanh toán theo nguyên tắc sau đây:
a) Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;
b) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng;
c) Thanh toán từ tiền bán đấu giá tàu biển trong trường hợp chủ tàu bỏ tàu;
d) Ngân sách nhà nước thanh toán trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp truy đuổi tàu biển mà không truy đuổi được và yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;
- Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.
Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc bảo đảm chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển từ ngân sách nhà nước quy định tại điểm d khoản này.

Chiếu theo quy định này thì chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển được thanh toán theo nguyên tắc sau đây:

- Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;

- Người yêu cầu bắt giữ tàu biển có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng;

- Thanh toán từ tiền bán đấu giá tàu biển trong trường hợp chủ tàu bỏ tàu;

- Ngân sách nhà nước thanh toán trong các trường hợp sau đây:

+ Các trường hợp truy đuổi tàu biển mà không truy đuổi được và yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;

+ Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Sau khi bị bắt giữ tàu biển có phải chủ tàu sẽ phải chịu các chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ không?

Sau khi bị bắt giữ tàu biển có phải chủ tàu sẽ phải chịu các chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ không? (hình từ internet)

Sau khi bị bắt giữ có phải chủ tàu biển sẽ phải chịu các chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ không?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 57/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Chi phí duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ
1. Chủ tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm cung cấp kinh phí bảo đảm duy trì hoạt động của tàu biển bị bắt giữ.
2. Trường hợp chủ tàu, người khai thác tàu không cung cấp hoặc không còn khả năng cung cấp kinh phí duy trì hoạt động của tàu biển, Thuyền trưởng, đại lý của chủ tàu có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết bảo đảm duy trì hoạt động của tàu biển bị bắt giữ.
3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này không còn khả năng cung cấp tài chính duy trì hoạt động của tàu, Cảng vụ thực hiện việc bắt giữ tàu biển có trách nhiệm cung cấp tài chính bảo đảm duy trì hoạt động cần thiết của tàu biển.
4. Mọi chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ được chi trả theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quyết định của Tòa án. Chi phí này được thanh toán theo nguyên tắc sau đây:
a) Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;
b) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng;
c) Thanh toán từ tiền bán đấu giá tàu biển trong trường hợp chủ tàu bỏ tàu;
d) Ngân sách nhà nước thanh toán trong các trường hợp khác; Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định và hướng dẫn chi tiết việc bảo đảm chi phí cần thiết duy trì hoạt động an toàn của tàu biển trong các trường hợp được ngân sách nhà nước thanh toán.

Theo đó, sau khi bị bắt giữ, chủ tàu biển sẽ phải chịu các chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng.

Quyết định bắt giữ tàu biển được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?

Tại Điều 7 Nghị định 57/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển
1, Ngay sau khi nhận được quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án, Giám đốc Cảng vụ ra thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển và phân công một cán bộ Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án. Nội dung thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Ngay sau khi được phân công, cán bộ Cảng vụ phải lên tàu công bố và giao quyết định bắt giữ tàu biển, thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển cho Thuyền trưởng để thi hành. Trường hợp Thuyền trưởng vắng mặt trên tàu thì giao cho Đại phó hoặc Sỹ quan trực ca boong. Trường hợp không có người ký nhận việc giao quyết định bắt giữ tàu biển thì cán bộ Cảng vụ lập biên bản có chữ ký của người làm chứng (nếu có) và dán quyết định của Tòa án, thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển tại hành lang boong chính khu vực lối lên của tàu.
3. Cán bộ Cảng vụ có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi giấy phép rời cảng nếu tàu biển đã được cấp giấy phép rời cảng.
4. Việc công bố, giao, nhận quyết định bắt giữ tàu biển, thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển và thu hồi giấy phép rời cảng (nếu có) phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trường hợp bất khả kháng, cán bộ Cảng vụ không thể lên tàu để thực hiện các công việc quy định tại khoản 2 điều này, Cảng vụ phải thông báo ngay bằng các phương thức phù hợp cho Tòa án, Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, đại lý của chủ tàu và các cơ quan, tổ chức liên quan tại cảng biết; đồng thời áp dụng ngay các biện pháp thích hợp nhằm kịp thời thông báo và giao quyết định bắt giữ tàu biển.
6. Ngay sau khi kết thúc việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tòa án, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biết về việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển.

Như vậy, quyết định bắt giữ tàu biển sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,144 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào