Sau báo cáo ban đầu, Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo đầy đủ về diễn biến vụ việc với Viện kiểm sát cấp trên trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi, những vụ việc nào Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo ban đầu với Viện kiểm sát cấp trên? Nội dung báo cáo ban đầu của Viện kiểm sát cấp dưới cần nêu rõ những thông tin gì? Sau báo cáo ban đầu, Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo đầy đủ về diễn biến vụ, việc trong trường hợp nào? Thắc mắc của anh Minh tại Bình Phước.

Những vụ việc nào Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo ban đầu với Viện kiểm sát cấp trên?

Căn cứ theo Danh mục A Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:

DANH MỤC A
Những vụ, việc Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo Viện kiểm sát cấp trên (theo Điều 17 của Quy chế):
1. Các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia theo các tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự.
2. Những vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; những vụ phạm tội gây bức xúc dư luận xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, chính trị tại địa phương.
3. Các vụ giết người, giết người cướp tài sản có tổ chức, có vũ khí; hiếp dâm có nhiều người tham gia; hiếp dâm trẻ em.
4. Những vụ chết người nghi không phải là tự sát hoặc chết người ở nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam nghi không phải là do bệnh lý; các trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân trốn, phạm tội mới, người bị kết án tử hình chết.
5. Các vụ, việc có dấu hiệu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định trong Bộ luật hình sự.
6. Những vụ gây rối trật tự công cộng có tổ chức, nhiều người tham gia.
7. Các vụ vi phạm quyền tự do, dân chủ gây hậu quả nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn về chính trị.
8. Các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động làm chết nhiều người, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
9. Những vụ án có người phạm tội là cán bộ có chức vụ cao ở địa phương, như: lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, cấp tỉnh; những vụ án có người phạm tội là cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát; những người có chức sắc trong tôn giáo; nhân sỹ, trí thức có các chức danh do Nhà nước phong tặng; người nước ngoài; già làng, trưởng bản và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
10. Những vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
11. Những vụ cháy nổ kho tàng, nhà máy, cháy rừng, những vụ phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.
12. Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về ma tuý theo các tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự.
13. Những vụ, việc khiếu nại, tố cáo bức xúc có nhiều người tham gia, ảnh hưởng trật tự, an toàn xã hội xảy ra ở địa phương, liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân.

Theo đó, những vụ việc tại Danh mục trên, Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo ban đầu Viện kiểm sát cấp trên.

Báo cáo ban đầu

Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo ban đầu Viện kiểm sát cấp trên (Hình từ Internet)

Nội dung báo cáo ban đầu của Viện kiểm sát cấp dưới cần nêu rõ những thông tin gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định về báo cáo ban đầu như sau:

Báo cáo ban đầu
1. Nội dung báo cáo nêu rõ thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, hậu quả xảy ra, kết quả xác minh, điều tra ban đầu, các biện pháp nghiệp vụ đã áp dụng, các xử lý khác của Viện kiểm sát và đề xuất đối với Viện kiểm sát cấp trên (nếu có). Nhận được báo cáo ban đầu của Viện kiểm sát cấp dưới, đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên báo cáo ngay với Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp để có biện pháp chỉ đạo kịp thời đối với Viện kiểm sát cấp dưới.
...

Báo cáo ban đầu công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân là một trong những Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân theo khoản 1 Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017.

Theo đó, nội dung báo cáo ban đầu của Viện kiểm sát cấp dưới cần nêu rõ thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, hậu quả xảy ra, kết quả xác minh, điều tra ban đầu, các biện pháp nghiệp vụ đã áp dụng, các xử lý khác của Viện kiểm sát và đề xuất đối với Viện kiểm sát cấp trên (nếu có).

Nhận được báo cáo ban đầu của Viện kiểm sát cấp dưới, đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên báo cáo ngay với Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp để có biện pháp chỉ đạo kịp thời đối với Viện kiểm sát cấp dưới.

Sau báo cáo ban đầu, Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo đầy đủ về diễn biến vụ, việc trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định về báo cáo ban đầu như sau:

Báo cáo ban đầu
...
3. Đối với các vụ, việc quy định tại Danh mục A của Quy chế này, sau báo cáo ban đầu, Viện kiểm sát cấp dưới phải có báo cáo đầy đủ về diễn biến vụ, việc, tiến độ và kết quả giải quyết trong trường hợp cần xin ý kiến chỉ đạo hoặc Viện kiểm sát cấp trên yêu cầu.

Theo đó, sau báo cáo ban đầu đối với những vụ việc Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo Viện kiểm sát cấp trên, Viện kiểm sát cấp dưới phải có báo cáo đầy đủ về diễn biến vụ việc, tiến độ và kết quả giải quyết trong trường hợp cần xin ý kiến chỉ đạo hoặc Viện kiểm sát cấp trên yêu cầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,375 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào