Sát hạch thi Giấy phép lái xe b1 dành cho người khuyết tật bàn chân phải được quy định như thế nào?
Người khuyết tật bàn chân phải có thi Giấy phép lái xe b1 được hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 43 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định:
"Điều 43. Đào tạo lái xe
1. Đào tạo đối với người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật để cấp giấy phép lái xe hạng A1
a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, được tự học lý thuyết và thực hành; trường hợp có nhu cầu học tập trung đăng ký với cơ sở đào tạo để được học theo nội dung, chương trình quy định;
b) Xe dùng để dạy lái: Là xe mô tô ba bánh của người khuyết tật đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số.
2. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái:
a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo, được thay nội dung học lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông bằng nội dung học trên xe tập lái;
b) Xe dùng để dạy lái: Là xe ô tô hạng B1 số tự động của người khuyết tật hoặc cơ sở đào tạo; xe phải có kết cấu phù hợp để các tay và chân còn lại của người khuyết tật vừa giữ được vô lăng lái, vừa dễ dàng điều khiển cần gạt tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa, cần số, cần phanh tay, bàn đạp phanh chân, bàn đạp ga trong mọi tình huống khi lái xe theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ô tô, được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hệ thống điều khiển của xe phù hợp để người khuyết tật lái xe an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái.
3. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái:
a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo;
b) Xe dùng để dạy lái: Xe ô tô tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.
4. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt: Sở Giao thông vận tải xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hình thức đào tạo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.”
Theo đó, việc đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái. Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này.
Như vậy, người khuyết tật bàn chân phải có thi Giấy phép lái xe b1 được nhưng phải đáp ứng điều kiện tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này.
Giấy phép lái xe b1 (Hình từ Intenet)
Sát hạch thi Giấy phép lái xe b1 dành cho người khuyết tật bàn chân phải được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 44 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
"Điều 44. Sát hạch lái xe
...
2. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái
a) Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch theo quy định tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện, có hai sát hạch viên ngồi trên xe chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường;
b) Xe dùng để sát hạch: Sử dụng ô tô hạng B1 số tự động của người khuyết tật hoặc của trung tâm sát hạch; xe phải có kết cấu phù hợp để các tay và chân còn lại của người khuyết tật vừa giữ được vô lăng lái, vừa dễ dàng điều khiển cần gạt tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa, cần số, cần phanh tay, bàn đạp phanh chân, bàn đạp ga trong mọi tình huống khi lái xe theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ô tô, được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hệ thống điều khiển của xe phù hợp để người khuyết tật lái xe an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái.
..."
Như vậy, việc sát hạch dành cho người bị khuyết tật bàn chân phải thực hiện theo quy định trên.
Giấy phép lái xe b1 cấp cho người khuyết tật bàn chân phải có thời hạn trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
"Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe."
Theo đó, Giấy phép lái xe b1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Như vậy, Giấy phép lái xe b1 cấp cho người khuyết tật bàn chân phải có thời hạn tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của người được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.