Sao hạn là gì? Sao nào là tốt, sao nào là xấu? Cúng sao giải hạn có phải mê tín dị đoan hay không?

Sao hạn là gì? Sao nào là tốt, sao nào là xấu theo phong thủy và chiêm tinh học? Cúng sao giải hạn có phải là hành vi mê tín dị đoan hay không? Hành nghề mê tín dị đoan có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Sao hạn là gì? Sao nào là tốt, sao nào là xấu?

>>> Xem thêm: Tam tai là gì? Tuổi nào gặp hạn tam tai năm nay? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không?

Lễ cúng Mùng 1 Tết Âm lịch là gì? Mùng 1 Tết rơi vào thứ mấy? Bao nhiêu ngày nữa đến mùng 1 Tết Âm lịch?

Lễ cúng Tất niên là gì? Cúng Tất niên là tính theo ngày Âm hay Dương? Tết Nguyên đán nghỉ được bao nhiêu ngày?

Sao hạn là những vì sao được xác định trong hệ thống tử vi của 12 con giáp, đóng vai trò quan trọng trong việc chiếu mệnh theo tuổi tác trong văn hóa phương Đông.

Có tổng cộng 9 sao, mỗi sao gắn liền với một tuổi và chu kỳ thời gian lặp lại, tác động tích cực hoặc tiêu cực đến mỗi người, tạo ra những vận hạn đặc trưng.

Theo phong thủy và chiêm tinh học tin rằng, qua mỗi năm, mỗi sao chiếu mệnh sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau, tùy thuộc vào ngũ hành của sao đó. Mức độ tác động tốt hay xấu của sao chiếu mệnh còn chịu ảnh hưởng từ sự hòa hợp giữa ngũ hành âm - dương và phúc đức của mỗi người.

Cửu tinh (hay còn gọi là Cửu diệu) trong hệ thống tính hạn hàng năm bao gồm 9 sao, trong đó có 3 sao được coi là tốt, 3 sao xấu và 3 sao trung tính. Cụ thể:

3 sao tốt: Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức.

3 sao xấu: La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch.

3 sao trung tính: Vân Hớn (Vân Hán), Thổ Tú, Thủy Diệu.

Xem Bảng sao hạn năm Ất Tỵ 2025 cho đầy đủ các tuổi Tải về

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Sao hạn là gì? Sao nào là tốt, sao nào là xấu? Cúng sao giải hạn có phải mê tín dị đoan hay không?

Sao hạn là gì? Sao nào là tốt, sao nào là xấu? Cúng sao giải hạn có phải mê tín dị đoan hay không? (Hình từ Internet)

Coi sao hạn có phải tín ngưỡng? Cúng sao giải hạn dịp Tết Nguyên đán có phải mê tín dị đoan?

Căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì:

- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Theo đó, mọi người có quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo theo quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tuy nhiên, không vi phạm điều cấm của pháp luật.

Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.

Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
...
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;

Như đã phân tích, việc coi sao hạn hay cúng sao giải hạn chỉ được coi là một hoạt động tín ngưỡng khi nghi lễ này mang lại sự bình an, nâng cao đời sống tinh thần cho cá nhân và cộng đồng, đồng thời phản ánh những giá trị tích cực trong đời sống tâm linh.

Tuy nhiên, nếu hành động cúng sao giải hạn gây ra những tác động tiêu cực đến nhận thức, làm lệch lạc tự nhiên và dẫn đến những hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng như: ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài sản, thời gian hay tính mạng thì đó sẽ được coi là mê tín dị đoan.

Do đó, có thể thấy rằng, hành vi cúng sao giải hạn có thể bị coi là mê tín dị đoan hay không phụ thuộc vào mục đích và cách thức thực hiện. Nếu là mê tín dị đoan, hành vi này sẽ là vi phạm pháp luật.

Hành nghề mê tín dị đoan có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín dị đoan như sau:

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

- Làm chết người;

- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

958 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào